Lĩnh vực tư pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của nhà nước (Trang 49 - 52)

2.2. Phạm vi trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc

2.2.2. Lĩnh vực tư pháp

nhận trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực tư pháp hay không. Tuy nhiên, về cơ bản chỉ có hai hướng, cụ thể là:

(1) Thừa nhận trách nhiệm bồi thường trong lĩnh vực tư pháp (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc);

(2) Không thừa nhận trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực tư pháp (Cộng hoà Pháp, Canada, Hoa Kỳ).

Đối với nhóm thứ nhất, pháp luật Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức về nguyên tắc không loại trừ trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực tư pháp. Đối với hành vi công quyền của cơ quan tư pháp, CHLB Đức chỉ thừa nhận một trường hợp duy nhất Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường khi đáp ứng hai điều kiện: (1) thẩm phán có hành vi đi ngược lại nghĩa vụ công vụ trong quá trình xét xử một vụ án; (2) hành vi đó đồng thời cấu thành một tội phạm theo Luật Hình sự (ví dụ nhận hối lộ)[27].

Đối với nhóm thứ hai, pháp luật của Canada quy định miễn trừ trách nhiệm nhà nước trong lĩnh vực tư pháp vì mặc dù Luật Bồi thường nhà nước không quy định nhưng trong các đạo luật trong lĩnh vực pháp luật công của Canada đã quy định việc miễn trừ trách nhiệm nhà nước trong một số trường hợp cụ thể, theo đó có một số quyết định của cơ quan công quyền sẽ không phải là đối tượng để có thể khởi kiện theo luật tư là: Quyết định về lập pháp, xét xử và các quyết định có tính chất như pháp luật; Quyết định mang tính chính sách (trái với các loại quyết định điều hành cụ thể); Quyết định khởi tố, truy tố. Như vậy, lĩnh vực tư pháp không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật bồi thường nhà nước của Canada. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa, trường hợp bị tổn thất, thiệt hại do hậu quả của các quyết định trong lĩnh vực tư pháp thì không được đền bù. Tổn thất, thiệt hại gây ra trong các lĩnh vực này thì không phải là đối tượng bị khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại theo

luật, nhưng vẫn có thể được đền bù theo cơ chế khác nhau: cơ chế đền bù hình sự, cơ chế đền bù cho nạn nhân tội phạm tại các bang[45]. Đối với pháp luật Hoa Kỳ, do Quốc hội Hoa Kỳ chưa có quyết định nào về việc phủ quyết áp dụng nguyên tắc miễn trừ trách nhiệm nhà nước trong lĩnh vực tư pháp, do vậy, có thể hiểu rằng, lĩnh vực tư pháp không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật bồi thường nhà nước Hoa Kỳ. Cộng hoà Pháp cũng là một quốc gia không thừa nhận trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp. Trong thực tiễn pháp luật và án lệ của Pháp thì trường hợp này không phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước bởi nhiều lý do. Trong đó có lý do liên quan đến cơ chế vận hành của hoạt động tư pháp, cụ thể là việc đặt ra cơ chế hai cấp xét xử đã là cơ chế sửa sai trong hoạt động của Tòa án. Thậm chí trong trường hợp này, dù vụ án có được Tòa cấp giám đốc thẩm xem xét lại thì dù kết quả thế nào cũng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước.

Pháp luật Việt Nam thừa nhận trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp, trong đó quy định cụ thể về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự (Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước), hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính (Điều 28 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước). Có thể nhận thấy rằng, trong lĩnh vực tư pháp, các quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chủ yếu điều chỉnh trong hoạt động tố tụng hình sự trên cơ sở kế thừa những quy định của Nghị quyết số 388. Đối với hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chỉ thừa nhận 2 trường hợp Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, đó là: (1) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; (ii) ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án. Lý do để Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới quy định hạn chế trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đó là quan niệm về tính

tối thượng của quyền lực tư pháp, theo đó, một trong những điều quan trọng để đảm bảo quyền lực nhà nước là phải đảm bảo quyền lực tư pháp. Hình ảnh của cơ quan tư pháp phải được bảo vệ một cách chặt chẽ. Về nguyên tắc, nếu thẩm phán chỉ có sự nhầm lẫn trong áp dụng pháp luật thì không đặt ra vấn đề trách nhiệm bồi thường vì thẩm phán là con người nên không thể không có sự lầm lẫn; bên cạnh đó, pháp luật không phải là toán học, chính vì vậy, việc đưa ra một đáp án như nhau là không thể có ở những thẩm phán khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của nhà nước (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)