Trong các hoạt động trên, hoạt động quản lý hành chính là hoạt động có phạm vi rất rộng, phức tạp, diễn ra hàng ngày, tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội và do nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương thuộc bộ máy hành chính nhà nước thực hiện, các loại quyết định hành chính, hành vi hành chính đa dạng, phong phú và luôn tiềm ẩn khả năng sai phạm dẫn đến thiệt hại cho cá nhân, tổ chức. Với đội ngũ công chức đông đảo, trình độ không đồng đều, phân bố trên diện rộng, ở mọi ngành, mọi lĩnh vực nên về lý thuyết cũng như thực tế việc gây thiệt hại trong quá trình thực thi công vụ là khó tránh khỏi.
Có thể thấy rằng khối lượng công việc chủ yếu của Nhà nước tập trung phần lớn vào hoạt động của các cơ quan hành chính. Theo đó, Hành chính = Quyền lực nhà nước - Lập pháp - Tư pháp. Như vậy, ngoài những hoạt động lập pháp, tư pháp, mọi công việc còn lại mà Nhà nước thực hiện đều được coi là hành chính. Các nước trên thế giới đều đưa hoạt động hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật bồi thường nhà nước. Về cơ bản không có vấn đề gì lớn hay vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật bồi thường nhà nước đối với các hành vi hành chính vì việc xác định tính bất hợp pháp hay thiệt hại từ các hành vi này là không khó khăn.
Chƣơng 2
PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG MỐI TƢƠNG QUAN VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG CỦA NHÀ NƢỚC