Quan điểm kế thừa các giá trị đương đại của CĐQL trong TKPK ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay (Trang 92 - 95)

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ

3.2 Định hướng kế thừa các giá trị đương đại của Quan chế thời Hậu Lê

3.2.3 Quan điểm kế thừa các giá trị đương đại của CĐQL trong TKPK ở

TKPK ở Việt Nam

a. Kế thừa các giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của chế độ pháp quyền XHCN Việt Nam

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước cùng với quá trình xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay đã đặt ra nhiệm vụ phải thanh toán triệt để những tàn dư tiêu cực của thể chế phong kiến đang cản trở bước tiến của lịch sử. Đồng thời nên tiếp thu những giá trị tích cực có tính đương đại trong truyền thống chính trị - pháp lý của dân tộc.

Cho đến nay vẫn có một số nhà xã hội học cho rằng truyền thống cũ, những giá trị cũ đều là lực cản của quá trình hiện đại hóa đất nước. Cách phân tích của họ là nhìn vào mâu thuẫn, cách giải quyết của họ là gạt bỏ, thủ tiêu

một mặt của mâu thuẫn (tức truyền thống). Cách giải quyết như vậy dễ rơi vào chủ nghĩa hư vô, xóa bỏ cả nhân tố còn tích cực của truyền thống và tự cắt đứt với lịch sử. Mọi nghiên cứu đều cho thấy truyền thống cũ luôn có phần tinh hoa của nó mà nếu biết kế thừa, cải tạo và nâng cao thì sẽ trở thành một trong những nhân tố động lực của hiện tại. Theo tinh thần đó, chúng ta nhất định phải tiếp thu những nhân tố tích cực, hợp lý của xã hội cũ nhằm tạo ra một sự kết hợp làm nên hợp lực mang bản sắc dân tộc trong nhận thức và hành động của con người Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, tiếp thu những giá trị đương đại của lịch sử phải xuất phát từ yêu cầu và những nguyên tắc tổ chức của xã hội hiện đại. Theo đó, các giá trị đương đại của quan chế Hậu Lê khi vận dụng vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay cần được triển khai trên cơ sở phù hợp với yêu cầu đổi mới bộ máy NN và các nguyên tắc của trật tự pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Về cơ bản, những yêu cầu và nguyên tắc đó là:

 Nguyên tắc chủ quyền nhân dân, tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân;

 Nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp;

 Nguyên tắc đề cao tính tối thượng của PL trong tổ chức và hoạt động của NN…

b. Kế thừa các giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê theo hướng “chỉnh hợp có chọn lọc”

Mục 3.1 của luận văn đã cố gắng xác định những giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê nhưng việc nhận diện nó quả thật không đơn giản. Có thể các giá trị tích cực, tiến bộ trong xã hội cũ nhưng lại chưa hẳn là cái phù hợp và cần chắt lọc, tiếp thu trong xã hội ngày nay. Có thể có những yếu tố thể hiện dưới hình thức là các khái niệm, phạm trù cũ nhưng trong nội hàm lại không hoàn toàn là cũ mà đã có nhiều yếu tố của cái mới, hoặc đang vận hành

đồng thuận với cái mới và thúc đẩy cái mới phát triển. Cũng không loại trừ trường hợp ngay trong những giá trị, phạm trù mang tính đương đại nhưng vẫn hàm chứa những nội dung cũ đang cần phải cải tạo, thay thế bằng một chất mới.

Vấn đề đặt ra là phải có phương thức xử lý cụ thể khi tiếp thu những giá trị đương đại để có thể phát huy tốt nhất những mặt tích cực nhưng lại có thể loại trừ triệt để những khía cạnh tiêu cực, hạn chế nằm trong chính nội hàm

của nó? Câu trả lời phù hợp thể hiện ở quan điểm chỉnh hợp có chọn lọc. Tinh thần của chỉnh hợp có chọn lọc bao gồm ba phương diện: kết hợp giữa tiếp

thu và gạt bỏ; điều chỉnh tạo ra khả năng thích ứng; áp dụng các biện pháp mềm dẻo, linh hoạt.

c. Kế thừa các giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê trên tinh

thần khách quan, tôn trọng lịch sử, tránh áp đặt, khiên cưỡng

Lịch sử là đời sống hiện thực của quá khứ, không do ai sang tạo ra hay sắp đặt. Vì vậy, việc nhận diện cũng như tiếp thu những giá trị đương đại của lịch sử phải đứng trên tinh thần khách quan và tôn trọng sự thật, tránh áp đặt, khiên cưỡng. Do vậy, quá trình tiếp thu các giá trị đương đại của CĐQL nhà Lê không được lồng ghép ý kiến chủ quan của nhà nghiên cứu hay nhà hoạch định chính sách khi giải thích các sự kiện, hiện tượng lịch sử cho dù với bất kỳ mục đích nào. Cũng không thể vì những mục tiêu cụ thể của nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay mà cố tình làm sai lạc lịch sử hoặc “sáng tạo” ra những giá trị không thuộc về lịch sử.

d. Kế thừa các giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê đảm bảo kế thừa luôn đi đôi với phát huy, nhân lên một tầm cao mới các giá trị truyền thống, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc

Kế thừa lịch sử sẽ có ý nghĩa hơn nếu được đặt trong nhu cầu tiếp tục phát huy những yếu tố được kế thừa, biến yếu tố đó thành một phần của giá trị

mới. Dựa vào truyền thống không có nghĩa là quay trở về quá khứ và đưa nguyên bản các giá trị lịch sử đặt vào lòng xã hội mới, ngay cả khi những giá trị đó mang tính đương đại. Trên thực tế, cũng giống như quá trình gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, quá trình tiếp thu các giá trị đương đại diễn ra tương đối lâu dài mà mỗi bước tiến của nó đều loại trừ các biện pháp tác động chủ quan duy ý chí đi đôi với đòi hỏi cải tạo và nâng cao. Cách tư duy này cần được áp dụng vào việc tiếp thu các giá trị đương đại của CĐQL thời Lê. Theo đó, quá trình tiếp thu nên được tiếp cận chủ yếu dưới góc độ ý thức, phương thức, cách làm của các TĐPK. Những nội dung cụ thể của các giá trị đương đại cần có sự thay đổi, phát triển tương thích với bối cảnh và yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong giai đoạn mới.

3.3 Một số kiến nghị nhằm kế thừa các giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay (Trang 92 - 95)