Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chứ cở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ

3.2 Định hướng kế thừa các giá trị đương đại của Quan chế thời Hậu Lê

3.2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chứ cở nước ta hiện nay

Đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta hiện nay đa phần được trưởng thành và rèn luyện trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội nên hầu hết đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, trung thành với Tổ quốc và nhân dân. Quan điểm, lập trường đúng đắn, có ý thức tôn trọng và biết phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ được mối liên hệ tốt với nhân dân, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức trẻ có kiến thức năng động, mạnh dạn song luôn cần cù, chịu khó, tích cực học hỏi, phấn đấu vươn lên

về kinh tế, góp phần ổn định chính trị và thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tiền lương và thu nhập thực tế còn thấp, lại chịu nhiều tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, nhưng số đông cán bộ, công chức đã giữ được phẩm chất đạo đức, tư cách và lối sống lành mạnh; khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm

vụ. Đúng như Đảng ta đã từng khẳng định: “Phần lớn cán bộ, đảng viên nhất

trí, tin tưởng, quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, có sự đóng góp lớn chó sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng NNPQ và phát triển bền vững. Trình độ năng lực quản lý kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, thiếu hụt kiến thức về kinh tế thị trường, về quản lý NN, về PL, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng hành chính, cũng như tri thức khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Do đó, năng suất và hiệu quả lao động còn thấp.

Đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng nhưng vẫn còn tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Thiếu cán bộ, công chức hành chính chuyên ngành, cán bộ quản lý giỏi; thừa cán bộ công chức không đủ phẩm chất, năng lực yếu, không đáp ứng được nhu cầu công việc. Đặc biệt thiếu đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức kinh doanh giỏi, thông thạo về kinh tế đối ngoại, về pháp lý. Nhiều ngành và địa phương gặp khó khăn trong lựa chọn cán bộ lãnh đạo chủ chốt, thiếu cán bộ hoạch định chính sách ở tầm chiến lược. Tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức còn yếu và chậm đổi mới.

Công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chưa có tầm nhìn xa, bố trí cán bộ chủ yếu vẫn theo tình huống, tình trạng hụt hẫng

giữa các thế hệ cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan, đơn vị còn phổ biến, thiếu đội ngũ cán bộ, công chức nòng cốt, kế cận có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia hoạch định chính sách, chiến lược.

Bộ phận cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt, đặc biệt là lực lượng các chuyên gia đầu ngành về khoa học tự nhiên và xã hội, vừa hẫng hụt và thiếu đồng bộ, tuổi đời bình quân cao. Lớp cán bộ, công chức trẻ có kiến thức, có trình độ học vấn cao nhưng còn thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, chậm được phát hiện và bồi dưỡng đào tạo để đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí tương xứng. Đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ khoa học, kỹ thuật cao phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn. Trong khi đó các địa phương ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, cán bộ, công chức vừa thiếu về số lượng vừa yếu kém về chất lượng, nguồn nhân lực bổ sung vào công vụ rất hạn chế.

Số lượng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt chiếm tỷ lệ thấp. Bộ phận cán bộ dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số cán bộ, công chức nói chung và cán bộ chủ chốt nói riêng. Mặc dù trong những năm gần đây, chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng…nhưng về cơ bản vẫn còn mang tính chất ứng phó, chưa thật chú trọng tới chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo chưa gắn với sử dụng gây lãng phí nguồn lực…Do chưa có những thể chế quy định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân trong khi thi hành công vụ và chức trách của cán bộ, công chức trong từng đơn vị nên khó đánh giá được kết quả, chất lượng công việc của cán bộ, công chức. Nhiều cán bộ, công chức chưa đủ văn bằng, chứng chỉ như quy định trong tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch mà công chức đang đảm nhận. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, do trình độ hoặc do đã lớn tuổi,

thiếu ý thức vươn lên để tự hoàn thiện mình trong điều kiện và hoàn cảnh mới của đất nước.

Cơ cấu trình độ đội ngũ cán bộ, công chức không cân đối và chưa được xác định rõ ràng, hợp lý. Do vậy, trong công tác tuyển dụng còn tùy tiện, thường yêu cầu trình độ chuyên môn cao hơn mức cần thiết và đòi hỏi những kiến thức bổ sung rất cao như ngoại ngữ, tin học…tạo ra tâm lý căng thẳng không đáng cho người dự tuyển. Nhưng sau khi tuyển dụng lại không bố trí và sử dụng đúng người, đúng việc, đúng với yêu cầu, gây lãng phí nguồn lực, người được tuyển dụng không thực sự gắn bó với công việc được giao vì họ cho rằng lãnh đạo đơn vị không đánh giá và sử dụng đúng chuyên môn và năng lực của mình.

Mặt khác, về phương diện đạo đức, lối sống, ý thức và văn hóa pháp luật; trách nhiệm, hiệu quả phục vụ xã hội của cán bộ, công chức NN còn nhiều yếu kém. Hậu quả của những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức của người thi hành PL là các chế tài pháp lý và đạo đức mà họ phải gánh chịu. Nhưng điều đáng nói hơn chính là sự vi phạm đến quyền, lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức do hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức của người cán bộ, công chức trong thi hành pháp luật. Cán bộ, công chức phải là công bộc của nhân dân, nhưng trên thực tế vẫn còn một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ, công chức có biểu hiện hạch sách, nhũng nhiễu nhân dân, coi việc thực thi công vụ, phục vụ nhân dân như là ban phát ân huệ của mình cho người dân. Tác phong làm việc quan liêu, cửa quyền, vô cảm trước những yêu cầu, bức xúc chính đáng của người dân, coi chức trách của mình là phương tiện để moi tiền dân, đòi hỏi đút lót, hối lộ… thậm chí trù dập, ức

hiếp quần chúng, gây bất bình và phản ứng tiêu cực trong nhân dân. “Tình

chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, công chức còn nghiêm trọng, gây lo lắng, bất bình trong nhân dân, hạn chế sự phát triển có thể cao hơn nữa của đất nước”. Qua điều tra xã hội học thì “có gần 60% các doanh nghiệp cho rằng, cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ có thái độ sách nhiễu doanh nghiệp; hơn 50% ý kiến đánh giá cán bộ, công chức thực thi công vụ còn hách dịch cửa quyền và khoảng 65% ý kiến cho rằng cán bộ, công chức thực thi công vụ còn yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc yếu kém về giao tiếp, ứng xử”.

Ngoài những suy thoái về đạo đức trong hoạt động công vụ, một số công chức có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Chính vì vậy mà trong khoảng vài năm gần đây, số lượng cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật và trách nhiệm hình sự ngày càng tăng. Qua nhiều vụ trọng án trong những năm gần đây không ít cán bộ, công chức có chức vụ cao đã phải ra hầu tòa và phải nhận những bản án ở mức khung hình phạt cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay (Trang 88 - 92)