Tiêu chuẩn tuyển dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ

2.2 Tuyển dụng quan lại

2.2.1 Tiêu chuẩn tuyển dụng

Đứng trên tinh thần của Nho giáo, tiêu chuẩn tuyển chọn quan lại của nhà Hậu Lê dựa trên hai tiêu chí: Đức (đạo đức của người làm quan) và Tài (năng lực của người làm quan). Bởi vậy, ngay sau khi lên ngôi Lê Lợi đã xuống chiếu hạ lệnh tiến cử người Đức Tài ra giúp nước, từ đây Đức Tài đã chính thức trở thành một tiểu chuẩn quan trọng hàng đầu và chủ yếu trong việc tuyển dụng quan lại thời Hậu Lê và cả những triều đại sau đó. Điều này cũng đồng nghĩa với tư cách của người quân tử theo quan niệm của Nho giáo. Hai tiêu chuẩn này được nhà Hậu Lê mà điển hình là Lê Thánh Tông cụ thể hóa thành những yêu cầu bắt buộc đối với người làm quan.

Thứ nhất, Đức là tiêu chuẩn về đạo đức và nó phải được thể hiện trên ba

phương diện sau: một là, trung với vua (trách nhiệm với vua); hai là, thương yêu và chăm lo đến quyền lợi của dân (trách nhiệm trước dân); ba là, có đạo

đức công vụ trong sáng (trách nhiệm trong thực thi công vụ)

Với quan niệm quan là bầy tôi của vua, là đội ngũ giúp vua cai trị đất nước, nên quan lại phải tôn thờ, trung thành và tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh

giáo lấy cái nghĩa quân thần làm trọng. Ở trong nhà thì con cháu phải có hiếu với cha mẹ, ở trong nước thì thần dân phải trung với vua” [26.Tr.40 –

60]. Trong bài dụ Hiệu định quan chế, Lê Thánh Tông nói rõ hơn: “Kẻ làm

bầy tôi giúp rập, cũng nên kính giữ phép thường, cố giúp vua trên, khiến noi công nước, tránh khỏi tội lỗi”. Đây được coi là mối quan hệ quân – thần và

NN đã có những biện pháp cụ thể để bảo vệ mối quan hệ chủ đạo này. Chẳng hạn như khi xây dựng Bộ luật Hồng Đức, Lê Thánh Tông đã dành nhiều Điều trừng trị những hành vi vi phạm lòng trung quân như: quan chức nào không đến dự ngày hội Minh thề (hội thề tận trung với vua) bị xử tội đồ hay tội lưu (Điều 170 – Bộ luật Hồng Đức). Quan lại ở kinh đô hay địa phương mà mưu kết bè đảng thì bị tội lưu, mưu phản nghịch tội chém (Điều 103); viên quan nào nếu tỏ ra bất kính với lời nói, tâu việc gì lầm phạm đến tên vua hay tên húy của vua thì bị phạt suy, viết phạm vào tên húy thì bị phạt trượng; đặt tên chính hay tên tự phạm vào chữ húy thì bị tội lưu, tội tử (Điều 125)…

Trong quan niệm của nhà vua, quan lại là người giúp vua cai tri đất nước, điều đó có nghĩa là quan lại phải giúp vua cai trị dân, để dân được no đủ, không kêu ca oán thán, không tụ bè kết đảng quấy nhiễu làm hại đến đức sáng của vua và ảnh hưởng đến sự bền vững của vương triều. Quan lại có được lòng dân hay không là một tiêu chuẩn đạo đức quan trọng. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ quan lại là phải quan tâm đến dân, có trách nhiệm

với dân, điều này được thể hiện trên hai mặt: một là tôn trọng lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân; hai là khuyến khích nông trang để đủ cơm áo cho dân. Nói cách

khác, theo cách nói hiện đại thì đó chính là việc phải quan tâm đến cả đời sống tinh thần và vật chất của dân.

Đạo đức của người làm quan phải được thể hiện cụ thể trong hoạt động công vụ. Các vị vua đánh giá đạo đức của người làm quan thông qua tính

chuyên cần, tận tụy với công việc và phải trong sạch. Tham nhũng, hối lộ, móc ngoặc được xem là tệ nạn, cần được tích cực ngăn chặn.

Thứ hai, bên cạnh Đức thì Tài là tiêu chuẩn cần phải có ở những người

làm quan. Ở thời Lê Thánh Tông, ông đã từng có ý chỉ: “Sự nghiệp trị nước

lớn lao của đế vương không gì cần kíp hơn nhân tài, điển chương chế độ đầy đủ của NN tất phải chờ ở bậc hậu thánh. Bởi vì trị nước mà không lấy nhân tài làm gốc, chế tác mà không dựa vào hậu thánh thì đều chỉ là cẩu thả tạm bợ mà thôi, sao có thể đạt tới chính trị phong hóa phồn vinh, văn vật điển chương đầy đủ” [17.Tr.492].

Tài của người làm quan phải được biểu hiện ở khả năng giúp vua cai trị đất nước, nói cách khác là biểu hiện ở năng lực của người làm quan. Năng lực đó phải được thể hiện trên hai phương diện: Trình độ học vấn - chủ yếu là trình độ thông hiểu văn, sử, kinh sách Nho giáo và năng lực thực tế - biểu hiện qua hiệu quả cai trị. Học vấn của người làm quan luôn được coi trọng, nó như một chuẩn mực cần phải có. Bởi thế, theo dụ Hiệu định quan chế thì những người được tuyển bổ làm quan phải là những người thi đỗ trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Không kể đến các quan ở triều đình, ngay cả đến quan lại địa phương cũng phải là những người đỗ đạt. Như vậy, học vị được xác định là cơ sở để bổ nhiệm chức vụ. Tuy nhiên, học vị phải phản ánh đúng trình độ học vấn.

Trường hợp không có học vị, tiêu chuẩn về Tài của người được tuyển chọn làm quan phải được bộc lộ ở một khả năng khác như có công lao đặc biệt, có khả năng chỉ huy quân sự, có khả năng bày đặt kế sách...Nói cách khác, khi không có học vị, tiêu chuẩn về Tài có thể được xác định ở năng lực thực tế. Tuy vậy, thông thường thì NN không bố trí những người này trực tiếp chịu trách nhiệm về các công việc hành chính mà phần lớn chỉ cho họ giữ

những chức quan tư vấn cao cấp hay đảm trách công việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của quan lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay (Trang 46 - 49)