Đãi ngộ, khen thưởng, xử phạt quan lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay (Trang 61)

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ

2.3 Sử dụng quan lại

2.3.3 Đãi ngộ, khen thưởng, xử phạt quan lại

2.3.3.1 Đãi ngộ quan lại

Đãi ngộ quan lại là một trong những mối quan tâm hàng đầu của NN nhằm xây dựng một đội ngũ quan lại quan liêu trung thành với vương triều trên cơ sở có quyền lợi gắn chặt với CĐPK. Chế độ đãi ngộ của nhà Hậu Lê đối với quan lại tương đối toàn diện, bao gồm cả những đãi ngộ vật chất và đãi ngộ mang tính tinh thần. Cơ sở để áp dụng mức độ đãi ngộ là tước vị, phẩm hàm của quan lại, địa bàn làm việc và tính chất công việc mà quan lại thực hiện.

a.Đãi ngộ về vật chất

Thời Hậu Lê, chế độ đãi ngộ vật chất đối quan chức đã đạt đến đỉnh cao. Minh chứng bằng việc NN quy định một cách tỉ mỉ, rõ ràng chế độ bổng lộc cho quan chức, đồng thời cũng căn cứ vào phẩm hàm để tính lương cho họ. Đây là khoản thu thường kỳ, là nguồn vật chất đảm bảo thường xuyên cuộc sống của những người làm quan. Lương chủ yếu được cấp bằng tiền và gạo hàng tháng hoặc hàng năm. Ngoài lương, quan lại còn được cấp bổng lộc (thường là cấp lộc điền), được hưởng tiền dưỡng liêm (khoản tiền bổ sung thêm để duy trì sự thanh bạch, liêm khiết của quan lại), chế độ tiền tuất, chế độ cấp triều phục khi về hưu, chế độ cấp ngựa trạm cho quan viên về quê…

b.Chế độ đãi ngộ tinh thần

Ngoài những đãi ngộ về vật chất nêu trên thì quan chức Nho giáo nhà Hậu Lê còn được hưởng những đãi ngộ về tinh thần và đãi ngộ về chính trị - pháp luật – xã hội rất đa dạng như: Quý tộc, quan lại được NN bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự tuyệt đối hơn so với bách tính. Quan lại được hưởng lệ trí sĩ, được kéo dài thời gian cư tang. Đặc biệt, trong trường hợp phạm tội, quý tộc quan lại được NN cho phép hưởng những nguyên tắc có lợi trong quá trình tố tụng (nguyên tắc chuộc tội bằng tiền, nguyên tắc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự…).

Đặc quyền mang tính chất ưu đãi tinh thần của giới quan chức trong xã hội nhà Hậu Lê là chế độ phong tước và tập ấm. Bản thân các quan giữ các chức vụ thường được triều đình phong tước, tức là các danh hiệu – phẩm hàm vinh dự, các tước này nguyên là danh hiệu của quý tộc tông thất. Theo đó thang bậc, tước hiệu từ trên xuống dưới là các tước vương, công, hầu, bá, tử, nam. Trong mỗi tước hiệu cũng có thể chia thành những hạng cao thấp khác nhau như á hầu, hướng hầu, quan phục hầu, trước phục hầu…Con cháu của họ cũng được phong tước, nhờ ảnh hưởng uy tín của ông, bà, cha, mẹ thường là giảm đi một bậc. Đó là chế độ tập ấm. Bản thân con cháu các quan được hưởng tước ấm cũng sẽ được miễn giảm các nghĩa vụ như sưu thuế, binh dịch, lao dịch. Chế độ phong tước và tập ấm đối với quan chức là một sự ưu đãi và khuyến khích tinh thần đối với tầng lớp quan chức của các vương triều quân chủ.

2.3.3.2 Khen thưởng, xử phạt quan lại

Các ông vua phong kiến nhận thức rất rõ rằng “Thưởng phạt khuyên răn

là việc lớn của NN, đều là để thúc giục người lười mong cho thành công…Nếu không khuyên răn cho rõ ràng thì người mẫn cán lấy gì mà khuyến khích, người lười biếng lấy gì mà sợ hãi?” [42.Tr.124]. Vì vậy, chế độ

thưởng, phạt được áp dụng nghiêm minh trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của NN. Thưởng và phạt bao giờ cũng đi kèm với nhau. Một hoạt động nếu làm hết sức cố gắng và mang lại hiệu quả tốt sẽ được xét thưởng một cách thích đáng. Trái lại, nếu làm lơ là dẫn đến hậu quả xấu sẽ bị xử phạt thỏa đáng.

Trong khen thưởng, NN quan tâm khen thưởng cả về vật chất và động viên về tinh thần. Khen thưởng cũng được chú trọng tính kịp thời và tính bao phủ. Dưới thời Lê Thánh Tông, việc khen thưởng rất ít khi bị bỏ sót ai. Xã quan, Huyện quan ở các Đạo lập được công đều được nhà vua biết đến và khen thưởng kịp thời.

Trong xử phạt, đáng chú ý là tính quy chế hóa và tính nghiêm khắc của các chế tài. Những vi phạm của quan lại trong chế độ công vụ bị xử lý bằng chế tài hình sự. Quan lại có phẩm hàm càng cao, giữ những chức vụ càng quan trọng thì việc xử lý càng nghiêm khắc. Bộ Quốc triều hình luật có 673/722 Điều quy định về các tội phạm cụ thể thì có tới 172 Điều quy định về các loại tội của quan lại điều chỉnh ba nhóm hành vi của quan lại xâm hại tới lòng trung với vua, tới nhiệm vụ của quan lại và tới quyền lợi của dân. Trong đó, các chế tài đặc biệt nghiêm khắc đối với trường hợp quan lại phạm các tội tham ô, hối lộ.

Để có căn cứ thưởng, phạt quan lại, các triều Lê đặc biệt quan tâm và duy trì thường kỳ chế độ Khảo hạch (Khảo công). Mục tiêu của Khảo hạch là đánh giá theo định kỳ hoặc đôi khi có kiểm tra, sát hạch đột xuất những ưu, khuyết điểm, những mặt đã làm được cũng như những mặt chưa làm được để qua đó xác định tài năng và đức độ của quan lại, vừa để làm căn cứ thưởng, phạt (thăng, giáng chức tước phẩm hàm hoặc cấp thêm bổng lộc, trừng phạt bằng các biện pháp hình sự) vừa để làm căn cứ điều chuyển cho phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, vừa để thải loại quan lại (cho về hưu hoặc cho

ra khỏi bộ máy NN) và trên cơ sở đó nhằm nhắc nhở quan lại phải tận tâm hơn với trách nhiệm của mình, kích thích sự rèn luyện thường xuyên của họ cả về khả năng và đức hạnh để có thể đáp ứng với yêu cầu thực tế, gắn bó trách nhiệm của bản thân với hoạt động quan trường. Nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, năm 1478, Lê Thánh Tông sắc chỉ cho ba ty Đô, Thừa, Hiến các xứ:

“Xét quan lại trong bộ thuộc của mình, người nào liêm khiết hay tham ô, chuyên cần hay lười biếng, cùng các quan Nho học dạy dỗ nhân tài, hàng năm, có người được sung cống sĩ hay không, nhiều hay ít đều ghi tên tâu lên để định việc thăng hay giáng” [17.Tr.471]. Việc Khảo khóa theo niên hạn là

căn cứ để thực hiện thăng, giáng như “Lệnh sử các phủ nha, lúc mới bổ thì

làm á lệnh sử, làm việc 3 năm thăng thừa lệnh sử phủ nha ấy, lại làm việc 3 năm nữa được thăng đô lại nha môn có suất thân” [17.Tr.326]. Nhưng cũng

có thể dựa vào năng lực công tác mà quyết định đổi ngạch: “Năm ấy có sắc

chỉ cho Nho (tức Nguyễn Quán Nho) chỉ huy các vệ ty túc trực làm việc đủ hạn 4 lần khảo khóa trở lên, có người nào giữ công chăm việc, không tội lỗi, thì trưởng quan của vệ xét thực làm tờ trình lên, Lại bộ theo chỗ khuyết mà đổi sang văn chức” [4.Tr.567].

Đối tượng thực hiện Khảo khóa là đội ngũ quan lại các cấp. Nó được áp dụng cả đối với con cháu các công thần, đã hạn chế được các nhược điểm không tránh khỏi của các hình thức tuyển dụng quan chức từ con đường nhiệm tử, đảm bảo cho đội ngũ quan chức NN luôn luôn trong sạch và vững mạnh.

Về kỳ hạn: “cứ ba năm tiến hành một lần sơ khảo, sáu năm thì tái khảo

và chín năm thì thông khảo mới thi hành thăng chức người có công và truất chức kẻ có tội” [28.Tr.109].

Nội dung chính của khảo hạch bao gồm khảo về việc hoàn thành nhiệm vụ và khảo về học vấn. Cụ thể:

 Khảo về việc hoàn thành nhiệm vụ: Đó là mức độ hoàn thành hai nghĩa

vụ chủ yếu của người làm quan. Thứ nhất, nghĩa vụ đối với vua: thể hiện ở

vai trò tư vấn cho nhà vua và vai trò phụ tá, thực thi có hiệu quả quyền lực

của vua; Thứ hai, trách nhiệm đối với dân: thể hiện ở lòng thương dân, cụ

thể là ở trách nhiệm lo cho dân khỏi đói khổ, tiết kiệm tài sản và công sức của dân, giáo hóa dân, dạy dân biết lễ nghĩa. Căn cứ vào các tiêu chí trên, mỗi viên quan tự mình đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo lên quan trên. Các cơ quan NN có thẩm quyền ở từng cấp sẽ xem xét cụ thể và đánh giá, phân loại theo các mức độ hoàn thành khác nhau;

 Khảo về học vấn (đối với quan văn) và võ nghệ (đối với quan võ). 2.3.4 Kiểm tra, giám sát quan lại

Thực hiện phương châm “Minh chúa tiên trị lại, nhi hậu trị dân”, triều Hậu

Lê có hai cơ chế để giám sát quan lại nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm của quan lại và răn đe, phòng ngừa các hành vi sai trái trong quá trình quan lại thực thi các công việc NN.

2.3.4.1 Cơ chế giám sát từ phía NN

Cơ chế này được thực thi bởi ba hình thức giám sát chủ yếu:

Thứ nhất, giám sát của các cơ quan giám sát chuyên môn, bao gồm:

Ngự sử đài; Lục khoa; Giám sát ngự sử đặt ở cấp chính quyền địa phương cao nhất; Hiến sát sứ ty.

Đây là chế độ giám sát độc lập và không có ngoại lệ (tất nhiên trừ nhà

vua) theo nguyên tắc “lớn nhỏ, trong ngoài cùng ràng buộc lẫn nhau”. Nguyên tắc này được xác định rõ: “Các viên chức các Khoa, Đạo theo lệ

được phong kín đưa thẳng lên nhà vua, sau nếu có đàn hặc người nào mà viện trưởng cùng Khoa, Đạo cùng có ý kiến thì cứ cùng ký tên tham hặc tâu lên. Nếu tự ý kiến của Khoa, Đạo thì Khoa, Đạo tâu riêng” [44.Tr.129]

Ngự sử đài được đặt ở vị trí quan trọng, có đủ các chức Đô ngự sử (hàm

từ Tòng nhị phẩm trở lên), Phó Đô ngự sử (hàm Tòng Tam phẩm), Thiên Đô ngự sử (hàm Chánh ngũ phẩm), thường do những người có học vị tiến sĩ nắm giữ. Đô sát viện được giao quyền hành rất lớn: quyền đàn hặc (chỉ trích tội lỗi của quan lại), quyền can gián nhà vua, quyền dự nghe chính sự, quyền kiểm tra hoạt động của các cơ quan khác trong triều đình, quyền kiểm soát trường thi, quyền phúc duyệt các bản án hình sự.

Lục khoa được đặt ra từ năm 1471 trong cuộc cải cách hành chính do vua

Lê Thánh Tông tiến hành. Đây là cơ quan thanh tra ở sáu Bộ, có trách nhiệm tâu hặc quan lại sai trái và các việc làm không đúng thể thức ở mỗi Bộ. Đứng đầu mỗi khoa có Quan Cấp sự trung và Đô Cấp sự trung mang hàm Chánh Ngũ phẩm.

Giám sát ngự sử là một chức quan đồng thời là một cơ quan độc lập đặt

ở địa phương (Trấn, Đạo, Xứ thời Lê, Tỉnh thời Nguyễn) nhằm giám sát hoạt động của quan lại từ cấp Đạo trở xuống. Quan Giám sát ngự sử thường mang hàm Chánh Thất phẩm.

Hiến sát sứ ty là cơ quan giám sát đặt trong bộ máy chính quyền cấp Đạo

(Tỉnh) có chức trách thanh tra quan lại, đề cao vai trò và trách nhiệm của quan lại ở Đạo, Phủ, Huyện đối với các công việc của NN và đối với nhân dân. Đứng đầu cơ quan này là Hiến sát sứ và quan Hiến sát phó sứ. Trong hoạt

động, các viên quan này phải phối hợp với quan Giám sát ngự sử để “hặc tâu

các quan làm bậy, soi xét uẩn khuất của dân”.

Thứ hai, giám sát của cơ quan chính quyền cấp trên đối với cấp dưới,

do chính các viên quan phụ trách đơn vị hành chính địa phương cấp trên đảm nhiệm nhằm phát hiện các sai trái của thuộc hạ mình ở cùng cấp hoặc ở cấp d- ưới trực tiếp.

Thứ ba, giám sát đặc biệt, là hình thức giám sát đột xuất theo vụ việc,

do nhà vua trực tiếp lập ra khi thấy cần thiết. Đoàn giám sát thường bao gồm những quan đại thần có hạnh kiểm, kinh nghiệm và uy tín cao. Trong quá trình giám sát tại địa phương, đoàn giám sát được trao quyền rộng rãi, được chủ động giải quyết vụ việc trên cơ sở phát hiện các sai trái của quan lại, sau đó tâu lại với nhà vua

Hình thức giám sát đột xuất được áp dụng khá thường xuyên dưới triều Lê Thánh Tông. Năm Quang Thuận thứ 8 (1467) vua Lê Thánh Tông định lệ

chọn ở sáu Bộ, sáu Khoa và sáu Tự, mỗi cơ quan hai người có hạnh kiểm “đi

thăm hỏi, điều tra nỗi đau khổ của sinh dân và điều hay, dở của chính sự”.

Trong những trường hợp đặc biệt, nhất là khi ở một địa phương có binh đao, giặc giã, dân tình tao loạn, quan lại lộng quyền ức hiếp nhân dân, nhà vua thường cử một đoàn thanh tra đặc biệt, do một hai viên quan đại thần có uy tín, gọi là Kinh lược sứ, xuống địa phương đó xem xét hoạt động của quan lại tại địa phương. Quan lại tha hóa, tham ô nhũng nhiễu dân chúng đều bị trừng trị nghiêm khắc, những oan ức của người dân phần nào được giải quyết, kỷ cương hành chính đi vào nề nếp hơn.

2.3.4.2 Cơ chế giám sát quan lại từ phía nhân dân

Cơ chế này thể hiện ở hai hình thức kiểm soát của nhân dân được NN khuyến khích thực hiện:

Thứ nhất, dân được quyền yết bảng công khai để viết ra các điều thiện,

ác của quan lại tại địa phương;

Thứ hai, dân có quyền đưa đơn tố cáo lên các chính quyền cấp trên về

các hành vi sai trái của quan lại. Nhà Hậu Lê cho phép người dân được tố cáo đến bất kì cấp nào, kể cả đưa đơn trực tiếp đến nhà vua nhân dịp vua đi tuần thú hoặc thông qua việc đánh trống kêu oan tại triều đình. Tất nhiên, nếu việc tố cáo không có cơ sở sẽ bị trừng phạt thích đáng.

Kết quả giám sát của nhân dân đối với hoạt động của một viên quan hay một cấp chính quyền cụ thể nào đó sẽ được NN đánh giá chủ yếu thông qua số lượng các đơn khiếu nại của nhân dân tại địa phương và thông qua thái độ của nhân dân khi NN thực hiện việc khảo hạch, điều chuyển quan lại.

2.4 Phòng, chống tham nhũng, trong sạch hóa đội ngũ quan lại Tham nhũng là hiện tượng gắn với hoạt động quyền lực trong mọi chế độ Tham nhũng là hiện tượng gắn với hoạt động quyền lực trong mọi chế độ xã hội. Bên cạnh đội ngũ quan lại thanh liêm, chính trực, hết lòng phục vụ vương triều và bảo vệ dân chúng, cũng có không ít những quan lại coi chốn quan trường là nơi để kiếm chác bổng lộc, vinh thân phù gia. Ngay đến thời Hậu Lê – một triều đại phát triển rực rỡ trong TKPK Việt Nam thì hiện tượng tham nhũng vẫn khá phổ biến. Trong bài văn sách trả lời tại kì thi Đình khoa Nhâm Thìn (1472), Nho sinh Vũ Kiệt đã vạch ra tệ nạn tham nhũng và được

Lê Thánh Tông rất hưởng ứng: “....Gần đây, quan lại trong khi làm việc công

thì thường quan hệ tới quà cáp tết nhất; dùng của đút lót làm lễ vật hàng ngày; giày dép áo quần diêm dúa; tiêu pha lãng phí; tệ tham nhũng tích tụ thành thói quen, điềm nhiên cho đó là việc thường” [18.Tr.582]. Đứng trước

tình hình đó, NN luôn cố gắng tìm cách trong sạch hóa đội ngũ quan lại thông qua việc áp dụng tổng thể nhiều biện pháp phòng, chống tham nhũng, bao gồm:

a.Chú trọng giáo dục phẩm chất, đạo đức cho quan lại theo tư tưởng

Nho giáo

Đây là biện pháp mang tính chất phòng ngừa, nhằm ngăn chặn ý định tham nhũng từ bên trong mỗi con người khi ở vào một vị trí nhất định trong hệ thống quan trường. Việc giáo dục Nho giáo đã hướng cho người làm quan

“lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, coi “thiên hạ là của chung”, đề cao quan niệm “tu thân” , “trung quân”, đề cao đức liêm (liêm

phép xử thế theo đạo Hành – Tàng (nước có đạo thì ra làm quan, nước không có đạo thì về ở ẩn)…

b.Cải cách bộ máy hành chính NN

Đây cũng được coi là phương cách hữu hiệu nhằm phòng ngừa nạn tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay (Trang 61)