Một số chủ trương trong xây dựng, quản lý và sử dụng quan lại thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay (Trang 33 - 34)

1.3 Chủ trương, chính sách xây dựng đội ngũ quan lại thời Hậu Lê

1.3.1 Một số chủ trương trong xây dựng, quản lý và sử dụng quan lại thờ

1.3.1 Một số chủ trương trong xây dựng, quản lý và sử dụng quan lại thời Hậu Lê thời Hậu Lê

Thứ nhất, NN cho thành lập hệ thống trường công và trường tư rộng rãi

nhằm tạo điều kiện và khuyến khích con em các thành phần xã hội không phân biệt giàu nghèo, sang hèn có đủ điều kiện học và thi đều có thể tham gia.

Thứ hai, các chế độ quân chủ ở nước ta thời kỳ trung đại tuy mang tính

tập quyền và chuyên chế nhưng việc tuyển chọn quan lại vẫn được xây dựng thành một chế độ có tính khách quan nhằm quy tụ và sử dụng được nhiều nhân tài cho đất nước. Được coi là rường cột của quốc gia nên đội ngũ quan lại được đào tạo, tuyển chọn rất khắt khe thông qua những tiêu chuẩn mang

tính chuẩn mực nhất. Lê Thánh Tông đã từng có ý chỉ: “Hiền tài là nguyên

khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy, các đấng Thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng” [51.Tr.35]. Chính vì vậy, tiêu

chuẩn NN đặt ra cho những người làm quan là phải có đủ: Hiền và Tài. Điều này cũng đồng nghĩa với tư cách của người quân tử theo quan niệm của Nho giáo. Hai tiêu chuẩn này được nhà Hậu Lê mà điển hình là Lê Thánh Tông cụ thể hóa thành những yêu cầu bắt buộc đối với người làm quan.

Thứ ba, việc tuyển chọn quan lại được thực hiện chủ yếu qua hình thức

khoa cử nghiêm ngặt, bên cạnh đó còn có một số hình thức khác như nhiệm tử, bảo cử, tiến cử. Tuy nhiên, những hình thức này không phải là chủ yếu.

Thứ tư, nội dung giáo dục chủ yếu là Nho giáo qua các sách Tứ thư,

Ngũ kinh, Bác sử, Thơ phú…Bên cạnh đó, NN cũng mở các trường đào tạo võ và cũng tổ chức thi để tuyển các quan võ.

Thứ năm, NN khuyến khích học tập, thi cử bằng cách đặt lệ xướng

danh, treo bảng, ban mũ áo, phẩm tước, dựng bia tiến sĩ và lệ vinh quy bái tổ. Những biện pháp nói trên đã góp phần quan trọng phát triển giáo dục trong nước.

Thứ sáu, NN có chính sách đãi ngộ hợp lý không chỉ về mặt vật chất

như tiền lương, bổng hàng năm, được cấp lộc điền, quân điền mà còn có những đãi ngộ về mặt tinh thần cho đội ngũ công thần, quan lại đương triều như được giảm sưu thuế…đặc biệt và cũng là chính sách đãi ngộ tinh thần cao nhất đó là được hưởng chế độ tập ấm.

Thứ bảy, để đội ngũ quan lại hoạt động hiệu quả NN đã đề ra những

chính sách sử dụng quan lại cụ thể, đồng thời có nhiều biện pháp kiểm tra giám sát quan lại như tổ chức khảo hạch để thăng giáng quan lại, luân chuyển quan lại…đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật của quan lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)