Mối tương quan giữ các mẫu trong thí nghiệm 2 được thể hiện cụ thể ở bảng 3.6 và hình 3.6. Rõ ràng rằng tổng thể giữa các mẫu có sự khác biệt rõ rệt được thể hiện ở hình 3.6, P=0,0000 đã minh chứng cho điều đó. Cụ thể về mặt chất lượng cảm quan theo điểm số của hội đồng, ở bảng 3.6 cho thấy mẫu M1 và M15 có chất lượng thấp nhất và có sự khác biệt hoàn toàn so với 13 mẫu còn lại, sự khác biệt hoàn toàn cũng thể hiện ở mẫu M5 và M9 so với phần còn lại, các mẫu ở khoảng giữa có sự tương đồng cao về điểm số đánh giá cảm quan cũng như chất lượng của các mẫu, cụ thể các mẫu M6- M11- M2- M3 có sự giống nhau hoàn toàn về mức điểm đánh giá, các mẫu trên cũng tương đồng
72 với mẫu M7, M8, kéo dài đến cả mẫu M13 và M10 .Điều này chứng tỏ vì mức độ khó nhận biệt giữa các mẫu cao đã gây khó khăn cho các thành viên hội đồng cảm quan. Từ kết quả phân tích ANOVA và cảm quan cho điểm, ta lựa chọn mẫu 9 (24% mật ong, 98% syrup) có điểm cao nhất để thực hiện thí nghiệm kế tiếp. Tuy dựa trên bảng điểm cảm quan thì tổng hàm lượng syrup và mật ong của mẫu 5 và mẫu 9 có hàm lượng tương tự, chỉ khác nhau về tỉ lệ. Nhưng dựa theo bảng 3.6 thì mẫu 9 được đánh giá cao nhất và khác biệt so với tất cả các mẫu còn lại.
3.3 Ảnh hưởng của tỉ lệ gừng đến chất lượng cảm quan của sản phẩm
Thực hiện khảo sát lượng gừng trong sản phẩm vì lượng gừng thay đổi cảm quan của sản phẩm về màu sắc, mùi vị và sự hài hòa của gừng so với lượng dịch.