Yếu tố ngoại sinh

Một phần của tài liệu CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI (Trang 74 - 75)

CHƯƠNG 3 CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

3.1. Tình hình tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam

3.1.2. Yếu tố ngoại sinh

Thứ nhất, chủ nghĩa hậu hiện đại du nhập vào Việt Nam thông qua con đường dịch thuật là chủ yếu “Người đọc nước ta đã tiếp cận chủ nghĩa hậu hiện đại qua các công trình của J. F. Lyotard (Hoàn cảnh hậu hiện đại), U. Eco (Đi tìm sự thật biết

cười) cũng như tìm đến các sáng tác của trào lưu này được dịch ra tiếng Việt: Umberto

Eco (Tên của hoa hồng), Italo Calvino (Palomar, Tử tước chẻ đôi, Nam tước trên cây)...” (Huỳnh Như Phương, 2019, trang 174). Song song với việc dịch thuật các tài liệu về chủ nghĩa hậu hiện đại của phương Tây, chủ nghĩa hậu hiện đại càng khẳng định vị thế của mình ở Việt Nam nhờ vào sự đóng góp của các nhà nghiên cứu văn học ở hải ngoại: Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Minh Quân, Diễm Cơ (Thụy Khuê), Đỗ Quyên... (Nguyễn Hồng Dũng, 2015). Chính họ là những lực lượng vừa dịch thuật

các công trình chủ nghĩa hậu hiện đại nước ngoài, vừa tiếp cận trực tiếp các lý thuyết hậu hiện đại và xem chủ nghĩa hậu hiện đại là một đối tượng cần nghiên cứu.

Thứ hai, chính thời đại “số hóa” đã “tạo nên một chuỗi phản ứng dây chuyền trong kinh tế, triết học, chính trị,... hướng đến kỷ nguyên hậu hiện đại.” (Lê Huy Bắc, 2017, trang 312). Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, vượt thoát khỏi những rào cản về không gian lẫn thời gian, các lý thuyết chủ nghĩa hậu hiện đại được độc giả tiếp cận một cách nhanh chóng từ không gian ảo. Thông qua các diễn đàn trên mạng đã giúp người đọc dễ dàng tìm đến những công trình nghiên cứu của giới văn nghệ sĩ ở hải ngoại, giao lưu, trao đổi, tranh luận về các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa hậu hiện đại một cách nhanh chóng. Sức mạnh của truyền thông đa phương tiện đã

Một phần của tài liệu CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w