Thủ pháp khoảng trống

Một phần của tài liệu CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI (Trang 30)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THUYẾT VỀ KHÁI NIỆM HẬU HIỆN ĐẠI

1.4. Đặc điểm sáng tác của chủ nghĩa hậu hiện đại

1.5.5. Thủ pháp khoảng trống

Như đã nói trên, chưa bao giờ trong lịch sử tiếp cận văn học, vai trò người đọc được đề cao đến vậy. Ở thời kỳ văn học này, độc giả phải trang bị cho mình một vốn kiến thức nhất định để hiểu thấu đáo tác phẩm. Phải cảm nhận tác phẩm bằng trí tuệ, sự gián cách khi đối mặt với vấn đề được đặt ra. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bác bỏ yếu tố cảm xúc, đồng cảm (thanh lọc). “Cảm xúc sẽ đến sau đó, khi trí tuệ phát

hiện ra được cái hay cái đẹp trong mạch tự sự kia” (Lê Huy Bắc, 2017, tr. 158). Văn

học thời kỳ này đề cao sự cảm nhận lý tính, suy luận. Rất có thể đó là hệ quả của việc thủ pháp khoảng trống được áp dụng và trở nên phổ biến ở các sáng tác thế kỉ XX.

Trần Đình Sử cho rằng, trong cụm thủ pháp khoảng trống, cụm từ “khoảng trống” ở đây không đơn thuần chỉ sự khuyết đi của chi tiết, sự vật, mà đó là sự ẩn của ý nghĩa hoặc ý vị (Trần Đình Sử, 2013). Khi sáng tác, các tác giả sẽ lược bỏ những chi tiết tạo nghĩa những vẫn đảm bảo ý nghĩa văn bản. Thủ pháp này như một trò chơi “lắp ghép” giữa người đọc và tác phẩm, buộc họ phải vận dụng tri thức để suy luận nên những ẩn ý được giấu đằng sau đó.

Nhật Chiêu là cây bút vận dụng thủ pháp khoảng trống rất tài tình. Đa phần các tác phẩm ổng viết có vận dụng yếu tố nhại (parody) nhằm tái tạo lại văn học cổ điển, văn học dân gian, song nhà văn sẽ lược bỏ những chi tiết tạo nghĩa, chỉ để lại những “đặc điểm nhận diện” của tác phẩm được nhại. Và độc giả khi tiếp cận buộc họ phải là người vận dụng tri thức, sự hiểu biết của mình để giải mã trò chơi ngôn từ ấy. Chẳng hạn trong tác phẩm “Chiếc nhẫn” Nhật Chiêu vận dụng yếu tố nhại, ông nhại lại từ vở bi kịch Ấn Độ Shakuntala:

Trên đường về, nàng đã đánh rơi chiếc nhẫn cưới y như Shakuntala. Nghe nói nàng đã đi mua chiếc nhẫn khác. Còn chồng nàng thì biệt tích.”

(Chiếc Nhẫn – Nhật Chiêu) Những tình tiết dường như khá tương đồng với Shakuntala trứ danh của văn học

Ấn Độ. Nàng làm rơi chiếc nhẫn, người yêu không nhận ra nàng. Tuy nhiên, Nhật Chiêu lại điểm thêm chi tiết cô nàng đi mua một chiếc nhẫn khác, còn anh chồng thì biến mất. Điều này tạo một khoảng trống lớn về nghĩa, khiến người đọc suy tư để tìm ra được câu trả lời. Như đã nói trên, thủ pháp khoảng trống buộc người đọc vận dụng tri thức vốn có để giải mã trò chơi tác giả đặt ra. Nếu xem xét ở góc độ nữ quyền, trong vở kịch, Shakuntala đánh rơi chiếc nhẫn vì bị lời nguyền của tu sĩ Bà la môn, nàng không tự quyết được cuộc đời mình, buộc lòng phải cầu xin đất mẹ rước nàng về chốn thiên đường, thì Nhật Chiêu đã cho người con gái ấy quyền tự chủ trong cuộc đời mình. Cô gái tự mua một chiếc nhẫn khác, tự quyết định được hôn nhân và gia đình của mình, người chồng trong cuộc đời cô sẽ mờ nhạt và “biệt tích”. Người chồng trong câu truyện tương tự như nhà vua trong vở kịch - người định đoạt mối tình và quyết định tương lai của Shakuntala. “Biệt tích” ở đây không hẳn để chỉ việc anh ta không hiện diện trước mặt cô nữa, mà cụm từ “biệt tích” để chỉ quyền lực của người nam trong gia đình đã thay đổi, người nam không còn là người định đoạt số phận, tương lai của cô gái kia nữa. Hay với câu chuyện Chiếc Nhẫn này, khi ta nhìn ở góc độ khác, đứng ở góc độ cô gái, ta thấy khi người chồng thốt lên “Cô là ai?” tức là anh ta đã không còn nhận ra cô, hoặc anh và cô đã không còn sợi dây liên kết nào trong mối quan hệ vợ chồng nữa. Cô gái trong câu chuyện “đi mua một chiếc nhẫn khác”. Nhẫn là vật định tình, vật đính ước, cô chủ động đi mua một chiếc nhẫn khác tức là chấp nhận buông bỏ mối quan hệ hiện tại để bắt đầu một cuộc hôn nhân mới. Và người chồng kia sẽ trở thành một “người cũ” bước ra khỏi cuộc đời cô. Mẩu chuyện cực ngắn trên dựa vào một tác phẩm quen thuộc nhưng nhà văn đã có những sự tái tạo thành những khoảng trống để người đọc được đồng sáng tạo. Đó là tác dụng của thủ pháp khoảng trống, hình thức nghệ thuật này cho phép người đọc đồng sáng tạo cùng với tác giả, không giới hạn trong cách nhìn nhận và đúc kết vấn đề.

1.5.6. Tự sự mê lộ

Từ những giai đoạn trước, các sáng tác đa phần có cách kể khá đơn giản theo cấu trúc đóng. Những tác phẩm sử dụng cấu trúc đóng đa phần sẽ có đầu kết rõ ràng. Kết cấu kể truyện này sẽ đơn tuyến về nhân vật, mạch truyện được kể theo quy luật tuyến tính cả không gian và thời gian. Ta sẽ thấy trong các vở kịch phương Tây tuân thủ theo quy tắc tam duy nhất của Aristotle, vở kịch sẽ thống nhất về không gian – thời gian – nhân vật, chẳng hạn: Medea, Hamlet, Tartuffe,… điều này là ví dụ cho việc các tác phẩm thời đại trước sử dụng cấu trúc đóng để kể chuyện. Bởi ta thấy được nguyên nhân, kết quả rõ ràng trong đó. Khi kết thúc, người đọc không phải suy luận quá nhiều để tìm ra cái kết, bởi chính tác giả đã áp đặt người đọc vào câu chuyện mà ông viết. Cốt truyện sẽ xoay quanh một câu chuyện chính được dẫn dắt bởi nhân vật trung tâm, chính vì điều đó mà tác phẩm luôn có sự mối liên kết chặt chẽ giữa các chương, các phần. Tiêu biểu cho việc này phải kể đến các kiệt tác tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc: Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký, Tam Quốc Chí,… các tác phẩm này có mối liên kết rất mật thiết giữa các chương hồi. Bằng hình thức kể hồi sau là kết quả của hồi trước, tác giả của các tiểu thuyết Minh Thanh Trung Quốc vận dụng rất nhuần nhuyễn cấu trúc đóng vào việc tự sự trong tác phẩm của mình.

Đến giai đoạn hiện đại và hậu hiện đại, các tác giả có những cách kể khác đi. Tự sự mê lộ là một trong những thuật ngữ chỉ ra đặc điểm trong cách kể của văn chương hậu hiện đại. Phong cách này khá phổ biến đối với các sáng tác thời bấy giờ. Tự sự mê lộ là sự vận dụng các thủ pháp: khoảng trống, phân mảnh, đa điểm nhìn,… để tạo nên một không gian nghệ thuật mà tại đó tác giả tái hiện được cảm quan hỗn độn của tư duy hậu hiện đại. Chính cảm quan ấy cũng tạo nên sự hỗn độn, chồng chéo và phức tạp trong chính cốt truyện của các tác phẩm. Cách kể theo thủ pháp tự sự mê lộ đi ngược lại với cách kể bằng cấu trúc đóng giai đoạn trước. Cốt truyện đa phần sẽ diễn biến theo trật tự phi tuyến tính, không còn xoay quanh một nhân vật trung tâm mà trái lại, có thể mỗi nhân vật sẽ là mảnh ghép trong mạch truyện và chúng đồng đẳng với nhau. “Mê lộ” được đề cập ở đây theo nghĩa đen là sự quanh co không lối thoát. Câu chuyện sẽ kết thúc một cách rất chênh vênh, lưng chừng, buộc người đọc phải vận dụng tri thức, cảm nhận lý tính của mình để tìm ra lối thoát cho câu chuyện.

Chẳng hạn như đã phân tích trên, trong tác phẩm “Trong rừng trúc” của Ryunosuke Akutagawa, ông đã sử dụng thủ pháp đa điểm nhìn. Bảy góc nhìn trần thuật tương ứng với bảy nhân chứng của vụ án. Các lời khai chồng chéo lên nhau, mỗi người cung cấp một đoạn thông tin. Song, chính tác giả cũng không khẳng định hung thủ cuối cùng là ai. Đó là sự kết hợp giữa đa điểm nhìn và khoảng trống, đưa người đọc vào mê lộ của câu chuyện. Chính người đọc phải tỉnh táo, duy lý để dùng tư duy và tri thức của mình tìm lối ra cho câu chuyện trên.

Hay đối với Nguyễn Huy Thiệp, tác giả thế hệ đầu của văn chương hậu hiện đại Việt Nam. Các sáng tác của ông có vận dụng yếu tố giễu nhại (parody) nhằm nhại lại văn xuôi trung đại (truyện lịch sử). Tuy nhiên, ngoài thủ pháp parody và siêu hư cấu, ông có xu hướng kết thúc tác phẩm bằng nhiều trường hợp kết thúc khác nhau. Điều này đưa người đọc vào một mê lộ, mà bản thân họ không nhận biết được đâu mới là cái kết thực, và yếu tố hiện thực – kỳ ảo, lẫn lộn đan xen nhau. Chẳng hạn trong tác phẩm “Vàng lửa”, ông kể về vua Gia Long và một người Pháp – Phăng. Ngoài như yếu tố giễu nhại (parody) và siêu hư cấu, ở cuối tác phẩm, Nguyễn Huy Thiệp cung cấp cho người đọc những ba cái kết. Người đọc buộc phải liên kết với cốt truyện trước đó, để chọn cho mình một cái kết hợp lý.

1.6. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong chủ nghĩa hậu hiện đại

Các tác giả hậu hiện đại xuất hiện rất nhiều kể từ sau thế chiến thứ hai. Mỗi tác giả đều thể hiện được sự khác biệt trong phong cách sáng tác của mình so với những người đi trước cùng theo đuổi chủ nghĩa hậu hiện đại. Có nhiều tác giả nước ngoài thuộc hậu hiện đại phải kể đến như: Samuel Beckett, Gabriel García Márquez, Italo Calvino, Umberto Eco, Julio Cortázar, John M.Coetzee,…

● Tác giả đầu tiên thường được nhắc đến khi đề cập về chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học là Samuel Beckett. Tác giả của những vở kịch phi lý nổi tiếng Pháp. Ông sinh ra và lớn lên tại Dublin, Pháp. Sau khi kết thúc khóa học ở đại học Dublin, ông sống lang thang ở khắp các nước Anh, Đức, Pháp. Chính điều này đã khiến cho Beckett sớm tiếp thu với các lý thuyết văn học hậu hiện đại. Ông được

mệnh danh là bậc thầy viết ngắn, các tác phẩm của ông đa phần đều áp dụng thủ pháp khoảng trống trong đó để lại sự suy tư cho người đọc về các triết lý mà ông trăn trở. Chẳng hạn trong tác phẩm Trong khi chờ Godot, Samuel Beckett đã áp dụng thủ pháp phân mảnh về không gian, thời gian kịch để rồi sau đó ông để lại một khoảng trống lớn: Godot là ai? Ông ta sẽ đến? Qua đó tác giả bộc lộ những suy tư về việc con người mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn cuộc đời không thể thoát ra. Vấn đề ấy phi lí như cách mà ông đặt vấn đề vậy.

● Gabriel García Márquez là nhà văn Colombia. Năm 1982, Gabriel từng nhận được giải Nobel văn học với tác phẩm Tình yêu thời thổ tả, tuy nhiên đây không phải là tác phẩm đưa ông đến gần hơn với công chúng. Độc giả biết đến Gabriel García Márquez đa phần thông qua tác phẩm Trăm năm cô đơn. Tuy có xuất thân từ

Colombia, nhưng ông định cư ở Mỹ Latinh và bắt đầu sáng tác ở đó. Các tác phẩm của ông mang tính thời đại cao, vì thế chúng luôn được độc giả trên khắp thế giới đón nhận rất nhiệt tình. Các tư tưởng về nghệ thuật Gabriel García Márquez bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi ông trực tiếp tiếp xúc với: Franz Kafka, James Joyce và Ernest Hemingway. Tác giả được cho là người dẫn đầu cho văn chương hiện thực huyền ảo (magical realism) - một phân nhánh khác của chủ nghĩa hậu hiện đại. Thể loại này đan xen giữa những yếu tố kỳ quái và hiện thực văn chương. Các sáng tác của ông phải kể đến như: Trăm năm cô đơn, Câu chuyện của một gã thủy thủ bị đắm tàu, Bão lá,… (Trùng Dương, 2014)

● Tiếp theo, một tác giả khá nổi tiếng khi ta nhắc đến những đại biểu của văn học thuộc chủ nghĩa hậu hiện đại: Italo Calvino. Ông là nhà văn Ý nổi tiếng. Sự nghiệp văn chương của ông bắt đầu nở rộ kể từ sau thế chiến thứ hai. Italo Calvino nhận được rất nhiều giải thưởng lớn: Hàn lâm viện Nghệ thuật và Văn chương Hoa Kỳ (1995), Légion d'honneuro của Pháp (1981),… (Wikipedia, n.d.) Ông được cho là nhà văn tiêu biểu cho chủ nghĩa hậu hiện đại, người ta tìm thấy trong tác phẩm của ông dày đặc những dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại. Tiêu biểu như trong Nếu

một đêm đông có người lữ khách, nhà văn đã vận dụng thành công thủ pháp siêu

hư cấu. Tác phẩm có cách tự sự khá thú vị khi hai mươi hai chương, ở những chương lẻ nhà văn kể chuyện bằng ngôi thứ hai như đang trực tiếp giao tiếp với nhân vật,

bằng cách này người đọc hòa vào tác phẩm như thể được trải nghiệm những gì mà nhà văn đề cập. Tuy nhiên, đến những chương chẵn, tác phẩm bị gãy rời khi thay đổi rất nhiều về văn phong, thể loại, ngôn từ,… Đó là một trong những cách thức mà nhà văn áp dụng siêu hư cấu trong tác phẩm của mình, đồng thời nhắc nhở người đọc về mối quan hệ giữa hư cấu và thực tại là một lằn ranh mong manh và không có gì gọi là “hiện thực khách quan”.

● Umberto Eco là một nhà văn, nhà triết gia, nhà phê bình người Ý. Ngoài ra, Umberto Eco còn là một giảng viên có tiếng ở nhiều trường đại học lớn. Ông là một trong những cái tên sáng giá trong văn học thuộc chủ nghĩa hậu hiện đại. Các sáng tác của Eco mang một giọng văn hài hước, dí dỏm. Ông thường đặt tên cho các tác phẩm tùy bút của mình bằng một câu hỏi: Làm thế nào để dắt một con cái

hồi đi rong chơi, Ăn như thế nào khi đi máy bay, Làm thế nào để trở thành một người dẫn chương trình truyền hình,… (Nhiên, n.d.) Trong các tác phẩm ấy, nhà

văn thường có xu hướng vận dụng thủ pháp khoảng trống, che giấu mất đi những chi tiết thắt nút, tạo cho người đọc một dấu hỏi lớn, rằng nguyên nhân của câu chuyện ấy từ đâu? Và “Khoảng trống” mà nhà văn sử dụng trong các tác phẩm là đòn bẩy để ông dễ dàng làm bật lên những vấn đề rất đỗi hiện đại mà người ta hay gặp phải trong đời sống thường nhật.

● Một đại biểu kế tiếp của văn học chủ nghĩa hậu hiện đại là nhà thơ, tiểu thuyết gia gốc Bỉ Julio Cortázar. Ngoài ra, ông còn là một nhà vận động chính trị. Những năm 45 TK XX, ông được mời làm giáo sư văn học tại trường đại học Buenos Aires, tuy nhiên ông từ chối bởi vì quan điểm chống chế độ độc tài Peron. Các sáng tác của ông phá vỡ cấu trúc truyện kể, cấu trúc câu truyền thống, không những thế, những đặc trưng thi pháp chủ nghĩa hậu hiện đại cũng được ông vận dụng thuần thục:

“Thuở nhỏ bọn mình gọi nó là “hỉa vè”

và nó ưa cái cách bọn mình yêu thích

Trên tấm lưng trần khốn khổ của nó bọn mình đã vẽ

biết bao nhiêu ô nhảy cò cò.”

Chẳng hạn trong bài thơ “Những vỉa hè ở Buenos Aires” tác giả có sử dụng phép nhại (parody) để nhại lại ngôn ngữ của trẻ con. Dịch giả đã dịch từ vỉa hè thành “hỉa vè” là do nguyên tác, Julio viết “la vereda” thay vì “la vedera”. Ông nhại lại lối nói ngọng của trẻ con, đó cũng chính là một biểu hiện của thủ pháp nhại (parody) được vận dụng trong tác phẩm.

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN “SALON CỦA CHÚA TRỜI” (NHẬT CHIÊU)

2.1. Tác giả Nhật Chiêu và truyện ngắn “Salon của Chúa Trời”2.1.1. Tác giả Nhật Chiêu 2.1.1. Tác giả Nhật Chiêu

Nhật Chiêu tên đầy đủ là Phan Nhật Chiêu, sinh ngày 04/03/1951 tại Sài Gòn. Ông là một người đa tài trong việc hoạt động ngôn ngữ, bởi ông vừa là nhà giáo đã dạy bao thế hệ học trò, vừa là nhà nghiên cứu biên khảo có đóng góp rất lớn trong việc tiếp cận văn học nước ngoài, như: Basho và thơ Haiku (1994), Nhật Bản trong chiếc

gương soi (1995), Câu chuyện văn chương phương Đông (1997), Ba nghìn thế giới thơm (2007). Bên cạnh đó, Nhật Chiêu còn là dịch giả của rất nhiều những tác phẩm văn học, tiêu biểu như: Con lừa vàng của Lucius Apuleius (1987), Tình trong bóng tối của Tanizaki Junichiro (1989), Tiếu lâm Nhật Bản (1993), Tuyển tập truyện ngắn hiện

đại Nhật Bản (2 tập, 1996).

Một phần của tài liệu CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w