Các cuộc tranh luận trong quá trình tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt

Một phần của tài liệu CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI (Trang 75 - 76)

CHƯƠNG 3 CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

3.1. Tình hình tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam

3.1.3. Các cuộc tranh luận trong quá trình tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt

Tựu trung lại, tình hình tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam chủ yếu xuất phát từ quá trình dịch thuật tài liệu nghiên cứu từ nước ngoài cũng như nhờ vào sự đóng góp của các học giả Việt kiều trong việc tạo ra các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại đã giúp cho độc giả trong nước tiếp cận với lý thuyết mới. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của không gian ảo, sự bùng nổ của Internet, của truyền thông đa phương tiện đã khiến chủ nghĩa hậu hiện đại du nhập vào Việt Nam một cách nhanh chóng. Những cuộc đối thoại không còn bị cản trở bởi khoảng cách địa lý. Và sự kiện đổi mới (1986) đã tạo điều kiện cho các văn nghệ sĩ trở về hoạt động sáng tác nghệ thuật như chính nghệ thuật là, người nghệ sĩ tự ý thức về việc đổi mới tư duy sáng tạo.

3.1.3. Các cuộc tranh luận trong quá trình tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam Việt Nam

Lý thuyết chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện trong tiến trình văn học Việt Nam đã tạo ra những cuộc tranh luận trong giới học thuật. Về cơ bản, khi một lý thuyết lý luận mới xuất hiện thì những cuộc thảo luận sôi nổi nổ ra trong cộng đồng các nhà nghiên cứu là không tránh khỏi. Đặc biệt hơn, “các nhà hậu hiện đại không có xu hướng lập thuyết” (Lê Huy Bắc, 2017) dẫn tới việc tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về lý thuyết này vì mỗi người đều có một “chân trời chờ đợi” riêng. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Dũng, ông chia các cuộc tranh luận về chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam thành

hai xu hướng: xu hướng xem hậu hiện đại như một trạng thái tinh thần và quy luật văn học và xu hướng xem hậu hiện đại như một khái niệm rỗng – mở (Nguyễn Hồng Dũng, 2015).

Ở xu hướng thứ nhất, các gương mặt lớn trong giới nghiên cứu – phê bình văn học Việt Nam như Phương Lựu, Lê Huy Bắc, Lã Nguyên (La Khắc Hòa),... đã đưa ra những phát biểu của mình. Điểm chung trong quan điểm của các nhà nghiên cứu trên chính là họ ủng hộ chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam, xem sự xuất hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam là một quá trình vận động tất yếu.

Ở xu hướng thứ hai, Nguyễn Văn Dân đưa ra kết luận: “chủ nghĩa hậu hiện đại chỉ là mốt sính khái niệm của các học giả phương Tây, là một hiện tượng “chồng chéo khái niệm.”” (Nguyễn Hồng Dũng, 2015). Ông đã dành nhiều công sức để phủ định chủ nghĩa hậu hiện đại và ông xem học thuyết phá bỏ các đại tự sự của Lyotard về chủ nghĩa hậu hiện đại chứa đầy mâu thuẫn nhằm phục vụ cho một ý đồ chính trị.

Cùng quan điểm với Nguyễn Văn Dân, nhà nghiên cứu Lê Chí Dũng đã bác bỏ quan điểm của Hoàng Ngọc Tuấn về sức sống của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam. Nếu như Hoàng Ngọc Tuấn cho rằng “chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam” (Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn và văn

học hậu hiện đại, 2004) thì Lê Chí Dũng cho rằng: “chủ nghĩa hậu hiện đại, với tư

cách là một trào lưu văn học, không có tiền đồ ở Việt Nam.” (Nguyễn Hồng Dũng, 2015)

Tuy nhiên, nhìn chung những cuộc tranh luận trong giới học thuật về chủ nghĩa hậu hiện đại mang đến cái nhìn đa chiều về lý thuyết này. Đồng thời, thông qua các cuộc đối thoại văn chương, các nhà nghiên cứu, các độc giả tinh hoa có thể tìm được hướng đi cho mình trong việc nghiên cứu lý thuyết hậu hiện đại và tạo ra những nền tảng lý thuyết vững chắc.

Một phần của tài liệu CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w