Tác giả Nhật Chiêu và truyện ngắn “Salon của Chúa Trời”

Một phần của tài liệu CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THUYẾT VỀ KHÁI NIỆM HẬU HIỆN ĐẠI

2.1. Tác giả Nhật Chiêu và truyện ngắn “Salon của Chúa Trời”

2.1.1. Tác giả Nhật Chiêu

Nhật Chiêu tên đầy đủ là Phan Nhật Chiêu, sinh ngày 04/03/1951 tại Sài Gòn. Ông là một người đa tài trong việc hoạt động ngôn ngữ, bởi ông vừa là nhà giáo đã dạy bao thế hệ học trò, vừa là nhà nghiên cứu biên khảo có đóng góp rất lớn trong việc tiếp cận văn học nước ngoài, như: Basho và thơ Haiku (1994), Nhật Bản trong chiếc

gương soi (1995), Câu chuyện văn chương phương Đông (1997), Ba nghìn thế giới thơm (2007). Bên cạnh đó, Nhật Chiêu còn là dịch giả của rất nhiều những tác phẩm văn học, tiêu biểu như: Con lừa vàng của Lucius Apuleius (1987), Tình trong bóng tối của Tanizaki Junichiro (1989), Tiếu lâm Nhật Bản (1993), Tuyển tập truyện ngắn hiện

đại Nhật Bản (2 tập, 1996).

Đồng thời, Nhật Chiêu còn xuất hiện trên văn đàn với tư cách là nhà văn, nhà thơ với rất nhiều những truyện ngắn và tập thơ đặc sắc, đặc biệt là các tác phẩm:

Người ăn gió và quả chuông bay đi (2007), Mưa mặt nạ (2008), Viết tên trên nước

(2010), Lời tiên tri của giọt sương (2011), Ân ái với hư không (2015) mà gần đây là tập thơ Tôi là một kẻ khác (2015). Có thể nói, văn chương của Nhật Chiêu mang tinh thần hậu hiện đại rõ rệt, vì nó chứa đựng nhiều nỗi u uẩn, hoài nghi, đặc biệt là “mang màu sắc hư vô về mặt nhân sinh” (Phương Lựu, 2008, tr.316).

2.1.2. Truyện ngắn “Salon của Chúa Trời”

“Salon của Chúa Trời” là tác phẩm thứ mười hai trong tuyển tập truyện ngắn “Mưa mặt nạ” của Nhật Chiêu. Tương tự nhiều truyện ngắn khác, “Salon của Chúa Trời” là truyện không có cốt truyện, kể về nhân vật tôi như một kẻ lang thang vô định trong cuộc đời, đi xuống một ga xép và nhìn thấy những điều kì lạ, trước khi lần nữa trở lại ga xép và nhận thấy phải chăng bản thân mình đã mất biến? Chỉ với hơn 1500 từ, Nhật Chiêu đã trình hiện tất cả những gì mơ hồ, hư ảo đúng với cảm quan của văn chương

hậu hiện đại, cùng với việc vận dụng rất linh hoạt và đặc sắc nhiều thủ pháp của trào lưu văn học này.

Một phần của tài liệu CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w