Các yếu tố hậu hiện đại xuất hiện trong văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI (Trang 76 - 85)

CHƯƠNG 3 CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

3.1. Tình hình tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam

3.1.4. Các yếu tố hậu hiện đại xuất hiện trong văn học Việt Nam

3.1.4.1. Thơ

Khi bàn về thơ hậu hiện đại, trong bài viết Thơ Việt, thế hệ hậu hiện đại mới

Thứ nhất, thơ hậu hiện đại không xem ngôn từ là chất liệu duy nhất để làm thơ mà đó chỉ là “chất phụ gia” chú thích cho hình ảnh. Thứ hai, chính “tính” hậu hiện đại đã biến văn chương thành những trò bỡn cợt, cười nhạo. Cuối cùng, trong khi hầu hết các nhà văn, nhà thơ đương thời xem hoạt động và tác phẩm dòng chính lưu mới là văn chương thì tác giả hậu hiện đại chọn đứng ngoài lề (Inrasara, 2016).

Người nghệ sĩ hậu hiện đại không còn là những “người phu chữ” tỉ mẩn, trau chuốt từng con chữ sao cho thật “sang” mà đối với họ lao động nghệ thuật là một trò chơi, một cuộc đùa nghịch với ngôn từ. Chẳng hạn, “Nguyễn Hoàng Nam không tuyên bố, không làm mới, mà quyết đánh thẳng vào sào huyệt của thơ (tình) lãng mạn các loại”, thông qua bài thơ Nắng chia nửa bãi chiều rồi (Inrasara, 2015)

Nắng chia nửa bãi chiều rồi

cái lo nó lãng mạn thôi nhẹ nhàng cái lười nó cố lấn cái dâm cái dâm

nó bự gấp trăm cái lười

(không thấy trong sách “học làm người” bắc thang lên hỏi ông trời ổng cũng chịu thua) yêu rồi mà

khỏi phân bua

nửa đêm vui vẻ chạy đi mua condoms

Ngay từ nhan đề bài thơ, Nguyễn Hoàng Nam đã sử dụng thủ pháp cóp nhặt (collage), nhại (pastiche), mượn một câu thơ trong bài Ngậm ngùi của Huy Cận “Nắng chia nửa bãi; chiều rồi...” (Huy Cận, n.d.) để viết về chuyện tình yêu bằng những ngôn ngữ thô tục đời thường. Bên cạnh đó, nhà thơ còn mượn ý của ca dao “Bắc thang lên hỏi ông trời/Những tiền cho gái có đòi được không?” và sáng tạo lại thành câu “bắc thang lên hỏi ông trời ổng cũng chịu thua” tạo nên sự “không chín chắn”, “bông đùa” trong bài thơ.

Bên cạnh Nguyễn Hoàng Nam, hàng loạt các nhà thơ khác sáng tác các tác phẩm mang yếu tố hậu hiện đại cũng tạo ấn tượng đặc biệt trên các “diễn đàn số” như Lý Đợi, Khúc Duy, Bùi Chát,...

Theo quan điểm của Inrasara, ông cho rằng “Bùi Chát là con người hậu hiện đại thập thành trong cảm thức, trong sống và chết” (Inrasara, 2015).

Tôi ngịch thơ Jã chàng ngịch cát

Con lít ngịch những thứ khác

(“lời đề từ”, Xáo Chộn Chong Ngày)

Nhà thơ Bùi Chát đã sử dụng những ngôn từ không đúng quy chuẩn để sáng tác thơ, với chủ trương: “trả nghệ thuật về với trạng thái nguyên sơ nhất của nó” (Inrasara, Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 01. Bùi Chát, 2009). Sự phân biệt vùng miền trong cách phát âm tiếng Việt đã tạo cảm hứng cho nhà văn sáng tác những bài thơ mang tính “chơi đùa” với ngôn ngữ. Ngay trong cách chọn ngôn ngữ làm thơ, nhà văn đã thể hiện thái độ giải trung tâm. Ngôn ngữ trong thơ của Bùi Chát là lời nói hàng ngày của người bình dân, đó có thể là giọng Hà Nội hay giọng Sài Gòn, cũng có thể là những phát âm ngọng,...

Nghệ thuật là một sân chơi tự trị và các nhà thơ hậu hiện đại tự do “vẫy vùng” trong vùng trời của mình, cố ý thể hiện tính giễu nhại, chơi đùa với ngôn từ, chọn “sống” ở vùng ngoại biên nhầm thể hiện thái độ giải trung tâm.

3.1.4.2. Văn xuôi

Chủ nghĩa hậu hiện đại mang tính toàn cầu hóa, do đó, văn xuôi Việt Nam sống chung trong bầu khí quyển hậu hiện đại thế giới cũng chịu những ảnh hưởng.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Dũng, nhà nghiên cứu đã chia quá trình vận động của văn xuôi hậu hiện đại Việt Nam thành hai thế hệ. (Nguyễn Hồng Dũng, 2016, trang 59)

Thế hệ đầu tiên bao gồm các nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp (Kiếm sắc, Vàng

lửa, Phẩm tiết), Phạm Thị Hoài (Thiên sứ, Kiêm ái) đã tiếp cận chủ nghĩa hậu hiện đại

trong cách viết. Chẳng hạn, ta thấy được trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ông đã giải thiêng các thần tượng trong lịch sử, nhà văn đã “kéo” các bậc vua chúa xuống ngang hàng với bề tôi, đưa các nhân vật lịch sử về gần hơn với đời sống qua cách xưng tên của các bậc quân vương như: Nguyễn Ánh thì được xưng là “Ánh là người đa mưu túc kế”, vua chúa nói chuyện gần gũi với bề tôi bằng giọng điệu của một người bình dân “Ta muốn sở hữu nàng như nuôi con gà, con vịt trong nhà”,...

Thế hệ tiếp theo bao gồm Tạ Duy Anh (Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật, Giã biệt bóng tối), Hồ Anh Thái (Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm),

Nguyễn Bình Phương (Thoạt kỳ thủy, Trí nhớ suy tàn, Người đi vắng, Những đứa trẻ

chết già),...

3.1.4.3. Kịch

Theo nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc nhận xét: “Riêng về kịch thì đây là điểm vô cùng yếu của ta” (Lê Huy Bắc, Văn học hậu hiện đại, 2019, trang 404). Mặc dù trong vở Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có xuất hiện yếu tố hậu hiện đại chẳng hạn thủ pháp giễu nhại khi Lưu Quang Vũ xây dựng nhân vật Đế Thích – một vị thần tiên cũng có những khiếm khuyết, sai lầm khi cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết để rồi từ đó vô tình tạo nên những xung đột, bi kịch của hồn Trương Ba. Tuy nhiên, “thời điểm Lưu Quang Vũ sống và sáng tác, mặc dù ở ta chưa có khái niệm “hậu hiện đại”, nhưng ông đã đẩy thể loại này tiếp cận với tinh thần hậu hiện đại. Cho dù vậy, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Dũng vẫn cho rằng “kịch hầu như còn đứng ngoài “phong trào hậu hiện đại”. (Nguyễn Hồng Dũng, 2016, trang 61)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anh Vân. (2007). Nhật Chiêu thích ‘Tứ K’ nhưng vẫn là mình. Truy xuất từ:

https://vnexpress.net/phan-nhat-chieu-thich-tu-k-nhung-van-la-minh- 2140221.html

2. Bài thơ: Ngậm ngùi (Huy Cận - Cù Huy Cận). (n.d.). Trong Thi Viện. Truy

xuất từ https://www.thivien.net/Huy-C%E1%BA%ADn/Ng%E1%BA%ADm- ng%C3%B9i/poem-oiu7vhSWjmwQkJKMnwsnaQ

3. Barthes, R. (2011). Cái chết của tác giả. (Trần Đình Sử dịch). Truy xuất từ:

https://lythuyetvanhoc.wordpress.com/2011/04/12/roland-barthes-cai- ch %E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-tac-gi%E1%BA%A3/

4. Bùi Thế Đức. (2019). Để chủ trương xã hội hóa văn học, nghệ thuật tiếp tục đi

vào cuộc sống. Trong Báo Nhân Dân. Truy xuất từ https://nhandan.vn/dong- chay/de-chu-truong-xa-hoi-hoa-van-hoc-nghe-thuat-tiep-tuc-di-vao-cuoc-song- 345952/?fbclid=IwAR3i0IUotA2uI0daA2GvB8HtMJYcd9wDFwQLN4B7O_c Ta3NXaJdbzeHpO5U

5. Bùi Văn Ba. (2020). Khái quát và tranh luận trực tiếp về văn hóa hậu hiện đại. Truy xuất từ: http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u/V %C4%83n-h%C3%B3a/p/khai-quat-va-tranh-luan-truc-tiep-ve-van-hoa-hau- hien-dai-1210

6. Hồ Thị Hồng Nhiên. (2017). Truyện ngắn Nhật Chiêu từ góc nhìn hậu hiện đại

(Khảo sát ba tập: Người ăn gió và quả chuông bay đi, Mưa mặt nạ và Ân ái với hư không). Truy xuất từ https://dlib.hcmussh.edu.vn/Viewer/?Id=c708dfe9- c0d1-44f7-99d5-9fd29c29b86d&t=Truyen-ngan-Nhat-Chieu-tu-goc-nhin-hau- hien-dai-(Khao-sat-ba-tap:-Nguoi-an-gio-va-Qua-chuong-bay-di-Mua-mat-na- va-an-ai-voi-hu-khong

7. Huỳnh Như Phương. (2019). Tiến trình văn học (Khuynh hướng và trào lưu). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Inrasara. (2007). Hậu hiện đại & thơ hậu hiện đại Việt. Trong Inrasara.com. Truy xuất từ http://inrasara.com/2007/12/21/h%e1%ba%adu-hi%e1%bb%87n-

d%e1%ba%a1i-va-th%c6%a1-h%e1%ba%adu-hi%e1%bb%87n- d%e1%ba%a1i-vi%e1%bb%87t/

9. Inrasara. (2009). Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 01. Bùi Chát. Truy xuất từ Inrasara: https://inrasara.com/2009/05/06/bui-chat-m%e1%bb%9f- mi %e1%bb%87ng-qua-gi%e1%ba%a5y-v%e1%bb%a5n/

10. Inrasara. (2015). Các câu thơ hay nhất của Bùi Chát. Inrasara.com. Trích xuất từ https://inrasara.com/2015/08/04/cac-cau-tho-hay-nhat-cua-bui-chat/

11. Inrasara. (2015). Hồ sơ Biên bản văn học – bài 10: Thời khác, thơ khác,

yêu cũng khác. Trích xuất từ http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/ho-so- bin-ban-van-hoc-bi-10-thoi-khc-tho-khc-yu-cung-khc/

12. La Khắc Hòa. (2020). Giải cấu trúc luận. Truy xuất ngày từ:

http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u/Ph %C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p/p/giai-cau-truc-luan-1448

13. Lã Nguyên. (2020, 03 31). Lã Nguyên nghiên cứu và dịch thuật. Được truy lục từ Giễu nhại: https://languyensp.wordpress.com/2020/03/31/gieu-nhai/

14. Lại Nguyên Ân. (2017). 150 thuật ngữ văn học. Hà Nội: Nxb ĐHQG Hà Nội. 15. Lê Huy Bắc. (2017). Văn học hậu hiện đại - Lý thuyết và tiếp nhận. Hà Nội:

NXB Đại học Sư phạm.

16. Lê Huy Bắc. (2019). Văn học hậu hiện đại. TP Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

17. Lê Thị Thanh Tâm. (2016). Nhật Chiêu và những thao thức mới. Truy xuất từ:

https://letamnet.wordpress.com/2016/07/04/nhat-chieu-va-nhung-thao-thuc- moi/

18. Linh Thoại. (2007). Nhật Chiêu: Chơi cùng giấc mơ. Truy xuất từ:

https://tuoitre.vn/nha-van-nhat-chieu-choi-cung-giac-mo-195077.htm

19. Lyotard, J.-F. (2019). Hoàn cảnh hậu hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức. 20. Một nhầm lẫn "hậu hiện đại". (2010). Truy xuất từ Trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa hoc và Kỹ thuật Việt Nam: https://vusta.vn/mot-nham-lan-hau- hien-dai-p71424.html

21. Nguyễn Hồng Dũng. (2015). Nghiên cứu - phê bình văn học hậu hiện đại ở

Việt Nam: Những diễn giải và quan niệm. Trong Khoa Văn học. Truy xuất từ

http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ly-luan-va-phe-binh-van- hoc/5631-nghien-cuu-phe-binh-van-hoc-hau-hien-dai-o-viet-nam.html

22. Nguyễn Hồng Dũng. (2016). Luận án tiến sĩ: Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010. Huế.

23. Nguyễn Hữu Hiếu. (2021). Tiến trình hiện đại hóa trong văn học phương Tây từ thời đại Phục hưng đến đầu thế kỉ XX. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Nguyễn Hữu Liêm. (2018). Đọc Wittgenstein bằng Việt ngữ. Retrieved from Tuổi trẻ Online: https://tuoitre.vn/doc-wittgenstein-bang-viet-ngu-1462058.htm 25. Nguyễn Minh Quân. (n.d.). Chủ nghĩa hậu hiện đại: Những khái niệm căn bản.

Truy xuất từ Tiền vệ: https://www.tienve.org/home/viet/viewVietJournals.do? action=viewArtwork&artworkId=333

26. Nguyễn Tấn Hùng, & Dương Thị Phượng. (2018). Quan điểm của Jean-

François Lyotard trong tác phẩm Điều kiện hậu hiện đại: Báo cáo về nhận thức. Thông tin Khoa học xã hội, 3-10.

27. Nguyễn Tấn Hùng. (2014). Chủ nghĩa Hậu hiện đại: Một số quan điểm Triêt học và Triết gia tiêu biểu. In Trương Văn Chung, Nguyễn Công Lý, Trần Thị Hoa, Nguyễn Thoại Linh, & Nguyễn Thanh Tùng, Chủ nghĩa hậu hiện đại và phong trào tôn giáo mới ở Việt Nam và thế giới (pp. 1-21). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

28. Nguyễn Vĩnh Nguyên. (2010). Nhật Chiêu: Đi tìm những “tác phẩm mở”. Truy xuất từ: https://plo.vn/nhat-chieu-di-tim-nhung-tac-pham-mo-post138258.html

29.Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn và văn học hậu hiện đại. (2004). Trong

VnExpress. Truy xuấ từ https://vnexpress.net/nha-nghien-cuu-hoang-ngoc-tuan- va-van-hoc-hau-hien-dai-1878868.html

30. Nhật Chiêu. (2015). Mưa mặt nạ. Hồ Chí Minh: NXB Văn hóa văn nghệ. 31. Phương Lựu (Chủ biên). (2008). Lí luận văn học (Tập III): Tiến trình văn học.

32. Sùng Sơn. (n.d.). Thế giới Nhất Hoa. (Thích Giác Duyên dịch). Truy xuất từ:

https://hoavouu.com/images/file/4IQhP2Ax0QgQAGcm/the-gioi-nhat-hoa.pdf

33. Thận Nhiên. Tiền Vệ. Được truy lục từ UMBERTO ECO:

https://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork &artworkId=19593

34. Trần Đình Sử. (2013, 11 21). Trần Đình Sử. Được truy lục từ Khoảng trống trong văn bản văn học: https://trandinhsu.wordpress.com/2013/11/21/khoang- trong-trong-van-ban-van-hoc/

35. Trần Ngọc Hiếu. (n.d.). Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam đầu

thế kỷ XXI: Diện mạo và tác động. Trong hải ngọc's Weblog. Truy xuất từ

https://hieutn1979.wordpress.com/2021/11/25/chu-nghia-hau-hien-dai-trong- van-hoc-viet-ngu-nhung-nam-dau-the-ky-xxi-dien-mao-va-tac- dong/?

fbclid=IwAR3nqKxTXdkFaxzwbLhsXCfyNo7z2mreZZMEHNx0TDsW q9m4LEkep7Yurwc

36. Trần Quang Thái. (2005). Tìm hiểu chủ nghĩa hậu hiện đại (luận văn thạc sĩ triết học). Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn.

37. Trần Quang Thái. (2010). Nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

38. Trùng Dương, T. (2014, 04). Tiền Vệ. Được truy lục từ Gabriel García Márquez:

https://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do;jsessionid=E636D53 8ABE152A4173615053CFCE3CE?action=viewArtwork&artworkId=17638

39. Võ Tấn Cường. (2009). Nhà văn Nhật Chiêu và thế giới của sự huyền nhiệm. Truy xuất từ: https://nhatchieu.wordpress.com/2012/08/19/nha-van-nhat-chieu- va-the-gioi-cua-su-huyen-nhiem/

40. Võ Thị Mỹ Lam. (2011). Tự sự mê lộ trong tiểu thuyết Paul Auster. Tp Hồ Chí Minh: Trường Đại học Sư phạm tp. Hồ Chí Minh.

41. Vương Trung Hiếu. (2013, 08 25). Khoa văn học. Được truy lục từ Văn chương hậu hiện đại (phần I): http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php? option=com_content&view=article&id=4262

42. Italo Calvino. Được truy lục từ Wikipedia:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Italo_Calvino

43. Umberto Eco. Được truy lục từ Wikipedia :

Một phần của tài liệu CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w