Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong chủ nghĩa hậu hiện đại

Một phần của tài liệu CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THUYẾT VỀ KHÁI NIỆM HẬU HIỆN ĐẠI

1.6. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong chủ nghĩa hậu hiện đại

Các tác giả hậu hiện đại xuất hiện rất nhiều kể từ sau thế chiến thứ hai. Mỗi tác giả đều thể hiện được sự khác biệt trong phong cách sáng tác của mình so với những người đi trước cùng theo đuổi chủ nghĩa hậu hiện đại. Có nhiều tác giả nước ngoài thuộc hậu hiện đại phải kể đến như: Samuel Beckett, Gabriel García Márquez, Italo Calvino, Umberto Eco, Julio Cortázar, John M.Coetzee,…

● Tác giả đầu tiên thường được nhắc đến khi đề cập về chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học là Samuel Beckett. Tác giả của những vở kịch phi lý nổi tiếng Pháp. Ông sinh ra và lớn lên tại Dublin, Pháp. Sau khi kết thúc khóa học ở đại học Dublin, ông sống lang thang ở khắp các nước Anh, Đức, Pháp. Chính điều này đã khiến cho Beckett sớm tiếp thu với các lý thuyết văn học hậu hiện đại. Ông được

mệnh danh là bậc thầy viết ngắn, các tác phẩm của ông đa phần đều áp dụng thủ pháp khoảng trống trong đó để lại sự suy tư cho người đọc về các triết lý mà ông trăn trở. Chẳng hạn trong tác phẩm Trong khi chờ Godot, Samuel Beckett đã áp dụng thủ pháp phân mảnh về không gian, thời gian kịch để rồi sau đó ông để lại một khoảng trống lớn: Godot là ai? Ông ta sẽ đến? Qua đó tác giả bộc lộ những suy tư về việc con người mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn cuộc đời không thể thoát ra. Vấn đề ấy phi lí như cách mà ông đặt vấn đề vậy.

● Gabriel García Márquez là nhà văn Colombia. Năm 1982, Gabriel từng nhận được giải Nobel văn học với tác phẩm Tình yêu thời thổ tả, tuy nhiên đây không phải là tác phẩm đưa ông đến gần hơn với công chúng. Độc giả biết đến Gabriel García Márquez đa phần thông qua tác phẩm Trăm năm cô đơn. Tuy có xuất thân từ

Colombia, nhưng ông định cư ở Mỹ Latinh và bắt đầu sáng tác ở đó. Các tác phẩm của ông mang tính thời đại cao, vì thế chúng luôn được độc giả trên khắp thế giới đón nhận rất nhiệt tình. Các tư tưởng về nghệ thuật Gabriel García Márquez bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi ông trực tiếp tiếp xúc với: Franz Kafka, James Joyce và Ernest Hemingway. Tác giả được cho là người dẫn đầu cho văn chương hiện thực huyền ảo (magical realism) - một phân nhánh khác của chủ nghĩa hậu hiện đại. Thể loại này đan xen giữa những yếu tố kỳ quái và hiện thực văn chương. Các sáng tác của ông phải kể đến như: Trăm năm cô đơn, Câu chuyện của một gã thủy thủ bị đắm tàu, Bão lá,… (Trùng Dương, 2014)

● Tiếp theo, một tác giả khá nổi tiếng khi ta nhắc đến những đại biểu của văn học thuộc chủ nghĩa hậu hiện đại: Italo Calvino. Ông là nhà văn Ý nổi tiếng. Sự nghiệp văn chương của ông bắt đầu nở rộ kể từ sau thế chiến thứ hai. Italo Calvino nhận được rất nhiều giải thưởng lớn: Hàn lâm viện Nghệ thuật và Văn chương Hoa Kỳ (1995), Légion d'honneuro của Pháp (1981),… (Wikipedia, n.d.) Ông được cho là nhà văn tiêu biểu cho chủ nghĩa hậu hiện đại, người ta tìm thấy trong tác phẩm của ông dày đặc những dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại. Tiêu biểu như trong Nếu

một đêm đông có người lữ khách, nhà văn đã vận dụng thành công thủ pháp siêu

hư cấu. Tác phẩm có cách tự sự khá thú vị khi hai mươi hai chương, ở những chương lẻ nhà văn kể chuyện bằng ngôi thứ hai như đang trực tiếp giao tiếp với nhân vật,

bằng cách này người đọc hòa vào tác phẩm như thể được trải nghiệm những gì mà nhà văn đề cập. Tuy nhiên, đến những chương chẵn, tác phẩm bị gãy rời khi thay đổi rất nhiều về văn phong, thể loại, ngôn từ,… Đó là một trong những cách thức mà nhà văn áp dụng siêu hư cấu trong tác phẩm của mình, đồng thời nhắc nhở người đọc về mối quan hệ giữa hư cấu và thực tại là một lằn ranh mong manh và không có gì gọi là “hiện thực khách quan”.

● Umberto Eco là một nhà văn, nhà triết gia, nhà phê bình người Ý. Ngoài ra, Umberto Eco còn là một giảng viên có tiếng ở nhiều trường đại học lớn. Ông là một trong những cái tên sáng giá trong văn học thuộc chủ nghĩa hậu hiện đại. Các sáng tác của Eco mang một giọng văn hài hước, dí dỏm. Ông thường đặt tên cho các tác phẩm tùy bút của mình bằng một câu hỏi: Làm thế nào để dắt một con cái

hồi đi rong chơi, Ăn như thế nào khi đi máy bay, Làm thế nào để trở thành một người dẫn chương trình truyền hình,… (Nhiên, n.d.) Trong các tác phẩm ấy, nhà

văn thường có xu hướng vận dụng thủ pháp khoảng trống, che giấu mất đi những chi tiết thắt nút, tạo cho người đọc một dấu hỏi lớn, rằng nguyên nhân của câu chuyện ấy từ đâu? Và “Khoảng trống” mà nhà văn sử dụng trong các tác phẩm là đòn bẩy để ông dễ dàng làm bật lên những vấn đề rất đỗi hiện đại mà người ta hay gặp phải trong đời sống thường nhật.

● Một đại biểu kế tiếp của văn học chủ nghĩa hậu hiện đại là nhà thơ, tiểu thuyết gia gốc Bỉ Julio Cortázar. Ngoài ra, ông còn là một nhà vận động chính trị. Những năm 45 TK XX, ông được mời làm giáo sư văn học tại trường đại học Buenos Aires, tuy nhiên ông từ chối bởi vì quan điểm chống chế độ độc tài Peron. Các sáng tác của ông phá vỡ cấu trúc truyện kể, cấu trúc câu truyền thống, không những thế, những đặc trưng thi pháp chủ nghĩa hậu hiện đại cũng được ông vận dụng thuần thục:

“Thuở nhỏ bọn mình gọi nó là “hỉa vè”

và nó ưa cái cách bọn mình yêu thích

Trên tấm lưng trần khốn khổ của nó bọn mình đã vẽ

biết bao nhiêu ô nhảy cò cò.”

Chẳng hạn trong bài thơ “Những vỉa hè ở Buenos Aires” tác giả có sử dụng phép nhại (parody) để nhại lại ngôn ngữ của trẻ con. Dịch giả đã dịch từ vỉa hè thành “hỉa vè” là do nguyên tác, Julio viết “la vereda” thay vì “la vedera”. Ông nhại lại lối nói ngọng của trẻ con, đó cũng chính là một biểu hiện của thủ pháp nhại (parody) được vận dụng trong tác phẩm.

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN “SALON CỦA CHÚA TRỜI” (NHẬT CHIÊU)

Một phần của tài liệu CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w