6. Cấu trúc của luận án
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.3. Vấn đề nghiên cứu di sản văn học của dòng văn Trường Lưu từ góc nhìn văn
1.1.3. Vấn đề nghiên cứu di sản văn học của dòng văn Trường Lưu từgóc nhìn văn hóa góc nhìn văn hóa
Năm 1994, tại Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Huy Tự do Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, Nguyễn Huệ Chi đã có bài tổng kết hội thảo "Nguyễn Huy Tự - Truyện Hoa tiên trong vùng văn hóa Trường Lưu và trong dòng truyện Nôm thế kỷ XVIII". Trong bài viết này, Nguyễn Huệ Chi đã đề cập đến những nội dung như “Vùng văn hóa Trường Lưu”, “Dòng văn Trường Lưu” và “Văn phái Hồng Sơn”, nguồn gốc và văn bản
Hoa tiên, nghệ thuật Hoa tiên… Theo Nguyễn Huệ Chi, "Truyền thống sinh hoạt folklore mà Trường Lưu là một cái nôi trong cả một vùng rộng lớn, với những loại hình ứng diễn đã kết tinh ở một trình độ đáng kể như lối hát phường vải, vừa có sức cuốn hút giới trí thức thượng lưu đến hòa nhập với nó, lại vừa rút
được những nét điển nhã từ giới thượng lưu để bồi bổ cho sắc thái trữ tình đằm thắm nhưng vẫn còn chất phác của mình; Mối quan hệ thân tộc của một dòng họ bề thế, có bề dày văn hóa từ gần năm thế kỷ, có giá trị đặt Nguyễn Huy Tự và các nhà văn trong dòng họ Nguyễn Huy trên một cái nền tri thức vững chắc so với đương thời…" [17; 741].
Năm 2013, Viện Văn học phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học với tiêu đề Nguyễn Huy Oánh và dòng văn Trường Lưu trong môi trường Văn hóa Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 300 năm ngày sinh Nguyễn Huy Oánh (1713 - 2013). Tại Hội thảo, đã có hơn 20 tham luận đi sâu tìm hiểu, đánh giá sâu hơn về những đóng góp của Danh nhân Nguyễn Huy Oánh và các tác giả dòng văn Nguyễn Huy đối với nền văn hóa nước nhà; đề xuất phương án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dòng họ Nguyễn Huy và của làng Trường Lưu trong thời hiện đại.
Tuy một số tham luận bước đầu có đề cập, đặt di sản văn học của dòng văn Trường Lưu trong môi trường văn hóa Hà Tĩnh để phân tích, nhìn nhận, đánh giá nhưng nhìn chung, các tham luận của Hội thảo vẫn thiên về đánh giá đóng góp của dòng họ này về mặt lịch sử, giáo dục, khoa cử nho học, các giá trị văn hóa đang được nhìn nhận dưới góc độ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể theo định nghĩa của Luật di sản văn hóa.
Nếu như trước năm 1990, việc nghiên cứu di sản văn hóa, văn học của dòng văn Trường Lưu cơ bản tập trung trên các phương diện văn bản học, các giá trị về mặt lịch sử, công lao, hành trạng các tác giả, thì những năm gần đây, việc nghiên cứu dòng văn này được mở rộng, có sự đa dạng hơn, đặc biệt là nghiên cứu, biên dịch các tư liệu Hán Nôm, các mộc bản, sắc phong, gia phả, trước tác thơ văn…
Người đầu tiên tìm hiểu, nghiên cứu di sản văn hóa, văn học của dòng văn Trường Lưu là Lại Văn Hùng (Viện Văn học) khi ông thực hiện luận án Tiến sĩ
Khảo sát văn nghiệp dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu vào năm 1998. Trong công trình này, Lại Văn Hùng tập trung đi sâu tìm hiểu các vấn đề như khái quát văn nghiệp dòng họ Nguyễn Huy, một số đặc điểm chính của văn nghiệp dòng họ Nguyễn Huy, văn nghiệp của Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn
Huy Hổ… Luận án này sau đó được Lại Văn Hùng viết thành sách (in năm 2000) lấy tiêu đề là Dòng văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu.
Tiếp đó, năm 2005, Trần Thị Băng Thanh, Lại Văn Hùng (Viện Văn học) có công trình Tìm hiểu quan niệm và sự hình thành dòng văn trong văn học Việt Nam (Thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX), trong đó đã tập trung đánh giá về đặc điểm và những đóng góp của dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu. Theo các tác giả, "có thể thấy dòng văn vừa có tầm văn hóa vững chãi, vừa có sự đa dạng trong quan niệm thẩm mỹ và phong cách thể hiện" [165; 163].
Sau Dòng văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu, Lại Văn Hùng tiếp tục có thêm các công trình nghiên cứu liên quan gồm: Nguyễn Huy Vinh và Chung Sơn di thảo, Tuyển tập thơ văn Nguyễn Huy Oánh.
Tiếp sau Lại Văn Hùng, năm 2012, Võ Hồng Hải (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh) cũng đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Di sản văn hóa dòng họ và vấn đề nghiên cứu danh nhân văn hóa, phát triển nhân tài hiện nay,
trong đó tập trung nghiên cứu chủ yếu hai dòng họ Nguyễn (Nguyễn Huy Trường Lưu và Nguyễn Tiên Điền) với các vấn đề: sự hình thành, phát triển và suy thoái trong bối cảnh văn hoá Việt Nam thời trung đại; mối quan hệ qua lại giữa hai dòng họ; mối quan hệ với các dòng họ khác; sự giao lưu văn hoá; điều kiện địa lý - lịch sử - kinh tế - chính trị - tư tưởng - thẩm mĩ…
Cũng trong năm 2012, Nhà xuất bản Lao động và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây xuất bản cuốn Các tác giả dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu - Cuộc đời và tác phẩm (do Nguyễn Huy Mỹ chủ biên), trong đó nêu khá rõ về tiểu sử, sự nghiệp trước tác của 16 danh nhân dòng họ Nguyễn Huy.
Trong những năm gần đây, Nguyễn Huy Mỹ, một người con của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu đã rất tích cực nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu các tác giả, tác phẩm của thế hệ cha ông đi trước. Nguyễn Huy Mỹ là tác giả, chủ nhiệm của nhiều đề tài khoa học cấp tỉnh (Hà Tĩnh) nghiên cứu về dòng họ Nguyễn Huy như: "Điều tra di sản văn hóa làng Trường Lưu" (năm 2009); "Nghiên cứu các giá trị văn hóa làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong việc xây dựng làng văn hóa - du lịch Hà Tĩnh" (năm 2011 - 2013); "Nghiên cứu, bảo tồn mộc bản Trường Lưu, huyện Can Lộc" (năm 2014 - 2105); "Nghiên cứu giá trị tư liệu lịch sử, địa chí của dòng họ Nguyễn Huy huyện Can Lộc, liên quan về
biên giới và biển đảo Việt Nam" (năm 2016 - 2018)... Thông qua các cuộc hội thảo, các ấn phẩm đã xuất bản, các tác giả, tác phẩm của dòng văn Nguyễn Huy ngày càng được giới thiệu, quảng bá rộng rãi, được các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học, lịch sử, Hán Nôm… trong và ngoài nước biết tới, đã có khá nhiều chuyên gia từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan… tìm về Trường Lưu để nghiên cứu về di sản văn hóa, văn học của dòng văn này.
Trường Lưu là một trong những làng tiêu biểu cho vùng văn hóa Bắc Trung bộ, vừa có tính chất đại diện vùng, vừa có những nét riêng rất ấn tượng. Họ Nguyễn Huy vừa có những đặc điểm chung của nhiều cự tộc trong vùng lại vừa có những nét riêng biệt trong truyền thống văn hóa, văn học.
Với số lượng gần 20 người thuộc nhiều thế hệ có trước tác về nhiều lĩnh vực (văn học, lịch sử, địa lý, địa chí, y học) trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị sâu sắc về nhiều mặt, tiêu biểu như Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng hoa sứ trình đồ, Hoa tiên, Mai đình mộng ký, Quảng Thuận đạo sử tập, Thạc đình di cảo, Chung Sơn di thảo… dòng họ Nguyễn Huy đã chứng tỏ được vai trò quan trọng hàng đầu của mình trong việc cố kết các dòng họ khác để xây dựng nên một làng Trường Lưu có truyền thống văn hóa bền vững, tôn trọng đạo học, đạo làm người. Dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu cũng đã biết cách tạo dựng mối quan hệ gần gũi, gắn bó với dòng họ Nguyễn Tiên Điền đề cùng nhau tạo nên một “văn phái Hồng Sơn” với khối lượng tác gia - tác phẩm lớn, góp phần quan trọng đóng góp cho lịch sử văn hóa, văn học dân tộc những giá trị văn hóa, nhân văn cao đẹp.
Mặc dù việc tìm hiểu, giới thiệu, nghiên cứu về dòng văn Trường Lưu diễn ra ngày một mạnh mẽ, nhất là trong vài thập niên gần đây, nhưng như đã nói, vấn đề mà luận án của chúng tôi đặt ra (Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa) thực sự vẫn còn là vấn đề mới mẻ, chưa được tìm hiểu, nghiên cứu.
Với những kết quả nghiên cứu đã được công bố, cho phép hình dung một cách khá đầy đủ tầm vóc lớn lao của dòng văn Trường Lưu trong dòng chảy văn học nước nhà.
Tiếp cận di sản văn học của dòng văn Trường Lưu, thiết nghĩ, xuất phát từ góc nhìn văn hóa là cách tiếp cận có khả năng bao quát ưu thế nhất các giá trị mà mà dòng văn này để lại cho hậu thế.