Dòng văn Trường Lưu

Một phần của tài liệu Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa. (Trang 71 - 73)

6. Cấu trúc của luận án

2.3. Dòng văn Trường Lưu trong mối liên hệ với dòng văn Tiên Điền và sự hình

2.3.1. Dòng văn Trường Lưu

Về dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu, gia phả của dòng họ đã được viết thành sách có tên Phượng dương Nguyễn tông thế phả cho biết, thủy tổ của dòng họ là Nguyễn Uyên Hậu, quê quận Trần Lưu phương Bắc, tìm về vùng núi Phượng Lĩnh thuộc tổng Lai Thạch xưa để lập nghiệp vào khoảng giữa thế kỷ XV. Vùng núi Phượng Lĩnh bấy giờ đã có cư dân của các làng Tràng, làng Vạc, làng Trại… sinh sống. Cụ Nguyễn Uyên Hậu không rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết từng giữ chức Ngũ kinh bác sĩ đời Lê Hồng Đức (1470 - 1497), về sau, chuyển về Bắc, dặn con cháu lấy ngày Đông chí hàng năm làm ngày giỗ của mình. Hiện vẫn chưa rõ vì sao cụ Nguyễn Uyên Hậu lại dặn con cháu lấy ngày này làm ngày giỗ của mình, nhưng có lẽ, theo quan niệm phương Đông thì Đông chí là một ngày đặc biệt, là ngày giữa mùa Đông, chữ Chí ( 予 ) trong Đông chí (予予) nghĩa là đạt đến điểm cùng cực, vào ngày này, mặt trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng Nam trên bầu trời, rồi từ từ quay về hướng Bắc. Còn theo quan niệm phong thủy thì ngày Đông chí ứng với quẻ Phục trong Kinh dịch, quẻ này mang ý nghĩa tốt lành, đem đến sự hồi sinh và phát triển thịnh vượng. Cụ Nguyễn Uyên Hậu dặn con cháu làm như vậy chắc nhằm gửi gắm nhiều ẩn ý sâu xa, kỳ vọng cho dòng họ ngày càng phát đạt. Đối với nhân dân địa phương, cụ Nguyễn Uyên Hậu chính là người đặt tên cho làng Tràng Lưu (Trường Lưu)

hiện nay (chữ Tràng nghĩa là dài, là từ gốc, chữ Lưu là lưu lại) với mong muốn

Làng sẽ được nối dài và phát triển thịnh vượng mãi về sau.

Tính từ ngày đầu đến đất Tràng Lưu (Trường Lưu) sinh cơ lập nghiệp cho đến những năm 20 của thế kỷ XXI, dòng họ Nguyễn Trường Lưu đã có lịch sử phát triển gần 600 năm, hiện đã đến đời (thế hệ) thứ 23 với tổng cộng 45 chi họ (có 23 chi ở Trường Lưu và 22 chi ở các nơi khác). Trong khoảng 180 năm đầu tiên, dòng họ này mang nhiều tên đệm khác nhau như Nguyễn Hàm, Nguyễn Thừa, Nguyễn Đôn, Nguyễn Như, Nguyễn Công… đến đời thứ 9, bắt đầu từ danh nhân Nguyễn Huy Tựu (1690 - 1750), có thêm tên đệm là Huy. Và cũng kể từ đây về sau, tất cả các chi họ thuộc dòng họ này đều lấy tên đệm là Huy (Nguyễn Huy) để đặt tên cho các thế hệ kế tiếp. Dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu trở thành một cự tộc trên vùng đất Hà Tĩnh kể từ đây.

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, dòng họ Nguyễn và sau này là Nguyễn Huy làng Trường Lưu đã có nhiều thành tựu lớn đóng góp cho quê hương, đất nước, từ chính trị, ngoại giao, giáo dục khoa cử đến văn hóa, văn học… Một điều khá thú vị là tuy có nhiều dòng họ cùng sinh sống trên một địa bàn, cùng chung điều kiện lịch sử, địa lý, bối cảnh xã hội như nhau nhưng tại làng Trường Lưu, chỉ có duy nhất dòng họ Nguyễn Huy là phát triển về mọi mặt, đặc biệt là về học hành, văn chương khoa bảng. Chính vì vậy, dù là gọi Dòng văn Trường Lưu hay Dòng văn Nguyễn Huy thực chất đều là một dòng chảy văn chương của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu. Nguyễn Huệ Chi đã đánh giá: "Mối quan hệ thân tộc của một dòng họ bề thế, có bề dày văn hóa từ gần năm thế kỷ, có giá trị đặt Nguyễn Huy Tự và các nhà văn trong dòng họ Nguyễn Huy trên một cái nền tri thức vững chãi so với đương thời" [209; 366].

Dòng văn Trường Lưu có lịch sử phát triển khoảng 200 năm, bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVII, đến nửa sau thế kỷ XIX. Hưng thịnh nhất thuộc về thời Lê trung hưng. Người đầu tiên để lại trước tác là Nguyễn Công Ban (1630 - 1711) với tác phẩm Trí sĩ tạ triều đường thi (Thơ cảm tạ triều đình khi về trí sĩ); người cuối cùng là Nguyễn Huy Tường (1887 - 1967) với hai bài thơ Khuyến thục nữ

(Khuyên người con gái) và Đất Thường Nga.

Hầu hết các tác phẩm văn chương của dòng văn Trường Lưu đều có giá trị về nhiều mặt (giáo dục, đạo đức, thẩm mỹ), có tác dụng tích cực trong việc bồi

đắp các nhận thức về văn hóa, văn học… Chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này ở các nội dung tiếp theo của Luận án.

Một phần của tài liệu Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa. (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w