Nội dung và giá trị nghệ thuật của Mai đình mộng ký

Một phần của tài liệu Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa. (Trang 100 - 113)

6. Cấu trúc của luận án

3.3. Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ

3.3.2. Nội dung và giá trị nghệ thuật của Mai đình mộng ký

Câu chuyện Mai đình mộng ký cũng từng được Hoàng Xuân Hãn tóm lược. Tác giả mơ thấy mình lạc vào chốn lâu đài điện các đẹp đẽ, đến một nơi có tên đình Thưởng Mai có thiếu nữ đề thơ, khi vào thấy động nàng đã rẽ mái tây hiên khiến khách thơ một phen ngẩn ngơ tiếc nuối và khách thơ - tác giả - bèn làm thơ họa. Khi quyết định đi vào trong đình tìm người đẹp, vào thấy cảnh ở đây như cõi tiên và gặp được một tiểu hoàn, một phu nhân, tác giả trình bày với bà chủ về quê quán, thân thế thì phu nhân thấy người cùng cảnh ngộ lại có tài thơ bèn đưa lời khuyên hãy cố gắng học hành thi đỗ rồi sẽ có duyên lành cùng con gái bà. Nội dung câu chuyện Mai đình mộng ký đơn giản chỉ có vậy song qua ngòi bút của Nguyễn Huy Hổ nó đã đi vào văn học và trở thành một truyện thơ Nôm có giá trị trong văn học trung đại của nước ta. Tác phẩm được đánh giá cao ở cốt truyện tự tạo, ngôn từ trau chuốt, điêu luyện, bút pháp tả cảnh đặc sắc và khả năng tạo dựng không gian kỳ ảo.

Vốn là một nhà nho có tâm hồn nghệ sĩ, nặng tình với quê hương – một vùng địa linh nhân kiệt với nhiều thắng cảnh nổi tiếng, chắc rằng Nguyễn Huy Hổ cũng đã từng du lãm nhiều nơi. Giờ đây, nhân lúc ngủ say giữa sông nước hữu tình, thiên nhiên tuyệt mĩ, giấc mộng đã đến với ông thật đẹp:

Say sưa đòi thú lân la,

Giang thành đã gióng canh gà sang tư Giấc hòe thiêm thiếp lần mơ, Trong mơ mòng thấy tình cờ lạ sao:

Tưởng mình lạc lối nguồn Đào,

Khi ra động khẩu, khi vào Bồng, Doanh.

Trong mơ, tác giả thấy mình lạc vào một chốn có lâu đài, điện các, cây cối đẹp đẽ và đến trước một nơi có tên là đình "thưởng mai". Trong đình có đủ giấy,

bút, nghiên mực và tiểu thư vừa đề thơ xong. Thấy động, nàng “rẽ ngang về mái Tây hiên”. Người đã khuất rồi, nhưng dường như hương thừa vẫn còn phảng phất khiến khách thơ một phen ngẩn ngơ, luyến tiếc. Không biết làm sao, khách bèn làm thơ họa. Thơ họa làm xong mà chân vẫn không muốn rời. Liều bước đi vào bên trong đình, thấy một khung cảnh như cõi tiên. Gặp một tiểu hoàn, đối đáp và nhờ gửi bài thơ họa. Đang thấp thỏm mong đợi thì tiểu hoàn quay ra nói phu nhân có ý mời khách. Vào sảnh, trình bày với bà chủ về quê quán, thân thế. Phu nhân nghe xong, thấy người đồng cảnh ngộ, lại có tài năng thơ văn bèn đưa ra lời khuyên hãy gắng học hành, thi đỗ rồi sẽ có duyên lành cùng con gái bà.

Theo lời phu nhân, bà rất hài lòng về cuộc nhân duyên giữa chàng và con gái bà. Bà cũng tin rằng, khi Nguyễn Huy Hổ đã tới được nơi đây, chắc hẳn là do duyên trời định. Vả lại, đọc hai bài thơ xướng họa của hai người thì bà càng thấy rõ chỗ tâm đầu ý hợp, trai tài gái sắc quả là vừa lứa xứng đôi.

Cũng như giấc mộng của Chu sinh, mơ được làm phò mã, lấy công chúa, giấc mộng của thi nhân cũng là một giấc mộng đẹp. Bởi lẽ, trước hết, là không gian trong giấc mộng, một không gian thần tiên, kì ảo, ở đó cả con người, cảnh vật đều toát lên một vẻ đẹp thanh tao, thoát tục khác hẳn với thế giới tao loạn, ô trọc hiện thời:

Tưởng mình lạc lối nguồn Đào, Khi ra Động Khẩu, khi vào Bồng, Doanh...

Biển đâu nét tạc rành rành,

Đề ba chữ “Thưởng Mai Đình” vàng tương.

Thi nhân thấy mình đến một nơi như động đào nguyên. Cửa vào có động vách cao, có dòng suối như để ngăn cách cảnh tiên với thế giới trần tục. Lối vào động đầy hoa và muôn vàn chim muông chào đón. Càng đi vào động, cảnh non tiên càng rực rỡ, có rừng tùng, rừng mai, có lầu các bảo đài, có đình Thưởng Mai với tấm bảng chữ vàng rực rỡ. Đó là thế giới không biết đến sự thịnh suy, biến đổi, không đua chen, danh lợi, sống vượt ra ngoài thời gian, sống thanh thản theo lẽ tự nhiên. Những hình ảnh cụ thể như: “mấy trang lão tùng” nói đến kiếp sống lâu dài của tiên tử, khác hẳn với kiếp sống phù du, tạm bợ của cõi trần; gác Nghinh phong, cung bảo đài, lầu túc tiểu… gợi cuộc sống thanh cao của thế giới thần tiên, không vướng bụi trần. Đặc biệt hình tượng hoa mai là biểu trưng

cho vẻ đẹp thanh khiết, cao quý; biểu trưng cho mùa xuân, cho sự sống sinh sôi theo nhịp tuần hoàn của vũ trụ. Vườn mai, đình thưởng mai là nơi chỉ dành cho những tâm hồn cao đẹp, không có chỗ cho những kẻ ô trọc.

Người con gái ở đình thưởng mai xinh đẹp tuyệt trần. Vẻ đẹp của tiên nhân không được miêu tả một cách tỉ mỉ, cụ thể bằng bút pháp tả thực. Vẻ đẹp ở đây được thể hiện qua những hình ảnh ước lệ, biểu trưng: “ngọc chuốt”, “giá thanh”, “báu Triệu”, “châu Tần”, cùng một vài nét ví von ẩn dụ như “bút thần đã vẽ”, “cõi trần chưa ai”, “sắc nước hương trời”...

Nếu so sánh với hai tác phẩm Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự và Truyện Kiều của Nguyễn Du sẽ thấy những điểm khác nhau trong kết cấu của các tác phẩm, điều này phần nào hé lộ tư tưởng tác giả. Mai đình mộng ký chỉ là một giấc mơ đẹp và kết thúc ở đó. Vậy tại sao chỉ là một giấc mơ đẹp?

Mở đầu Mai đình mộng ký, tác giả viết:

Cuộc phù sinh có bao lăm, Nỡ qua đầu bạc mà lầm tuổi xanh.

Duyên tế ngộ, hội công danh, Là hai, với nghĩa chung tình là ba.

Cuộc đời như một giấc phù sinh, sao để những ngày tháng tốt đẹp nhất trôi qua? Duyên tế ngộ, hội công danh, với nghĩa chung tình, đó đều là “đường cái người ta”, nghĩa là những thứ mà đấng nam nhi phải có như một lẽ hiển nhiên, tất yếu, lí tưởng sống của kẻ làm trai lúc bấy giờ:

Cho hay rằng giống hữu tình, Chiêm bao lẩn quất năm canh lần lần.

Và ẩn sau giấc mơ đẹp này chính là một tâm sự hoài cổ, hoài Lê. Cảm hứng hoài cổ là một trong những nội dung của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Tâm sự này cũng thường thấy trong sáng tác của khá nhiều tác giả như: Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái...

Giấc mộng Đình Mai như đã phân tích ở trên thực chất là sự kí thác tâm sự của tác giả về ước mơ lý tưởng của đấng nam nhi khao khát được dấn thân, cống hiến cho xã hội. Điều này khó có thể thực hiện trong hiện thực xã hội đương thời khi phần lớn sĩ phu phong kiến gần như khủng hoảng và mất phương

xuất hiện thoáng qua và thi nhân không được hội ngộ, chỉ có cuộc gặp gỡ giữa thi nhân và phu nhân trong đình thưởng mai. Trong cuộc hội ngộ một già, một trẻ đó, câu chuyện về gia thế, dòng tộc được quan tâm. Phu nhân kể rằng xưa gia thế bà đã một thời hiển hách:

Điện Thương cùng nếm vạc mai, Cũng trong Y, Phó; cũng ngoài Tôn, Ngô.

Nhưng rồi:

Cơ trời dâu bể vần xoay, Trần Kiều biết mặt Chu này là ai.

Lửa binh rấp thưở chông gai, Áo xiêm đổi thói, cân đai đau lòng.

Về phần Nguyễn Huy Hổ trong câu chuyện của mình, thi nhân cũng bày tỏ thân phận:

Dứt lời rón rén thưa bầy,

Khi xưa dòng dõi, khi nay phong trần. Mảng vui nước trí, non nhân, Đăng lâm trót hẹn với xuân một lời.

Cho nên liều nẻo lạc vời,

Phúc Giang, Phượng Lĩnh là nơi quê nhà.

Giữa phu nhân và tác giả cùng có một tâm sự, một nỗi lòng của những con người “Khi xưa dòng dõi, khi nay phong trần”, cùng tiếc nhớ về dòng tộc mình từng nổi danh, từng gắn bó với một triều đại đã qua (triều Lê).

Và khi tỉnh mộng:

Đương khi từ tạ khúc nôi,

Giang thôn đâu động tiếng còi mục nhi. Trong thuyền sực tỉnh đòi khi, Tấc riêng dồn dã khôn suy tin ngờ.

Nào đình, nào khách, nào thơ, Bấy giờ hồ điệp, bây giờ Trang sinh.

Khi câu chuyện vừa kết thúc thì cũng là lúc thi nhân bừng tỉnh, hết trạng thái mộng. Tỉnh mộng, trở lại sống với ý thức bình thường, với bao nỗi suy tư lo

lắng, suy tư ngay về chính thân phận mình, cảm thấy mình không may mắn nên mới sinh nhằm thời buổi loạn lạc, trong hoàn cảnh oái oăm:

Cũng trong hai chữ chung tình, Sao người thường bấy, mà mình quái thay!

Tài tình xem lại xưa nay,

Kiếp người may với chẳng may cũng nhiều.

Chữ “chung tình” ở đây được hiểu như mối thâm tình giữa gia tộc của ông với nhà Lê. Đây chính là những suy tư, băn khoăn về thân phận mình, về sự oái oăm của hoàn cảnh. Có lẽ Nguyễn Huy Hổ nghĩ đến những vị cựu thần nhà Lê khác không gặp hoàn cảnh ngang trái như ông: hoặc họ đã thuộc hẳn về quá khứ, trọn vẹn được phục vụ dưới triều Lê, hoặc có người thì hăng hái ra hợp tác với tân triều, không cần suy nghĩ gì cả. Nguyễn Huy Hổ không thản nhiên như họ được, băn khoăn giải bài toán cuộc đời, có lẽ vì thế chăng mà có giấc mộng Mai Đình? Lại Văn Hùng cho rằng “suốt tác phẩm bàng bạc một tâm trạng buồn bã, cảm hoài. Tâm trạng ấy chi phối giọng điệu tác phẩm: cái giọng điệu nhớ nhung, tiếc nuối một thời vàng son đã qua, cái cảm giác khắc khoải của người đi tìm thời gian đã mất” [207; 61].

Cũng bàn về ngụ ý của Nguyễn Huy Hổ khi viết Mai đình mộng ký, Hoàng Xuân Hãn viết: “Có lẽ mộng có thực, nhưng chuyện tình duyên đây là chuyện mượn. Hồi đầu nhà Nguyễn, con cháu các cựu thần nhà Lê đều giữ lòng “nhớ Lê”. Trong nhóm công tử công tôn hai làng Tiên Điền và Trường Lưu, đã có nhiều người lánh, ẩn để khỏi phải làm quan và đã tỏ lòng mình trong thi ca. Nguyễn Hành có tập Minh Quyên, Nguyễn Du có Đoạn trường tân thanh,... Mai đình mộng ký này cũng cùng ý ấy. Chỉ xem qua đã thấy nhiều câu thổ lộ tâm tình. Vả lại, đối với các cụ nhà nho xưa, mộng người con gái đẹp là mộng thánh nhân. Nguyễn Huy Hổ ngược lên phương Tây mà có mộng mĩ nhân, chính là ngụ ý ấy” [109; 198]

Các bậc tổ phụ cả hai bên nội ngoại của Nguyễn Huy Hổ đã từng phò tá các vua Lê, được sắp vào hàng đại thần. Bây giờ, trước cảnh đổi thay thăng trầm của cuộc thế, nỗi niềm hoài cổ thể hiện trong tác phẩm là điều dễ hiểu. Và trong tín niệm thiêng liêng, nhà nho luôn luôn cho rằng “Tôi trung không thờ hai chủ/

vua”. Trung với vua là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên của nho sĩ phong kiến (“Thần sự quân dĩ trung”).

Nếu nhìn vào hoàn cảnh lịch sử và tình hình văn học trong giai đoạn Lê mạt - Nguyễn sơ, chúng ta thấy rằng, hầu hết sĩ phu Bắc Hà sống trong khoảng mấy mươi năm đầu triều Nguyễn, dù đã hợp tác hay bất hợp tác với triều đại Tây Sơn (1778 - 1802) trước đó đều là những cựu thần nhà Lê, hay ít ra cũng thuộc dòng dõi thế gia vọng tộc của triều Lê. Với thái độ chính trị khôn khéo, vua Gia Long (1802 - 1820) đã triệu dụng họ ra hợp tác với tân triều. Một số người đặt nặng tinh thần quốc gia dân tộc hơn, nên đã hăng hái ra hợp tác. Có vị thì vẫn xem quốc gia là trọng, nhưng đồng thời tình cảm cũng như ân nghĩa đối với nhà Lê vẫn sâu đậm, không thể nào quên được, nên họ đã hợp tác với tân triều một cách miễn cưỡng. Trong khi đó, một số người khác đã từng khoanh tay bất lực trước hoàn cảnh đổi thay bi đát, đến khi triều đại mới được thiết lập thì đối với họ là chuyện đã rồi, họ đã không dự phần tạo nên mà cũng không thể chối bỏ, thôi đành ôm tâm trạng chán chường mà sống đời ẩn dật, mượn men nồng mà say trong mộng để quên đi những nỗi oái oăm, phiền lụy của cuộc đời trước mắt. Nguyễn Huy Hổ cũng thuộc dòng dõi cựu thần nhà Lê, lại là cháu rể của vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786), mối thâm tình của ông đối với nhà Lê là hiển nhiên. Ông chấp nhận thời cuộc nhưng không muốn thi thố công danh sự nghiệp trong thời cuộc đó. Ông quay lưng lại với thời cuộc để sống đời ẩn dật, mượn rượu tìm say, mượn say tìm mộng, nhân mộng vào thơ, nương thơ vào chỗ vô cùng…

Điều cốt lõi làm nên tính nhân văn trong văn học chính là tư tưởng đề cao, trân trọng con người. Chủ nghĩa nhân văn trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX đạt được những thành tựu rực rỡ. Điều này xuất phát từ những tác động sâu sắc của hoàn cảnh lịch sử xã hội lên văn học đồng thời đánh dấu sự phát triển của văn học viết nước ta sau nhiều thế kỷ phát triển. Văn học tích cực lên án, tố cáo các thế lực phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người; đấu tranh giải phóng cá tính, tình cảm; đấu tranh đòi quyền sống cả về vật chất và tinh thần cho con người; ca ngợi trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người; đồng cảm, thương xót với đối với các nạn nhân của xã hội, đặc biệt là người phụ nữ.

Tiếp nối dòng chảy nhân văn của các truyện Nôm bác học đương thời mà khởi đầu là Hoa tiên (Nguyễn Huy Tự) và đạt đỉnh cao rực rỡ ở Truyện Kiều

(Nguyễn Du), mặc dù không thể hiện đầy đủ, phong phú các khía cạnh của chủ nghĩa nhân văn như các tác phẩm trên song Mai đình mộng ký (Nguyễn Huy Hổ) bộc lộ khá rõ nét tư tưởng nhân văn của thời đại qua việc ca ngợi vẻ đẹp, thể hiện khát vọng tình yêu, khát vọng sống đẹp đẽ của con người.

Mai đình mộng ký trước hết ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người. Người con gái xuất hiện trong giấc mộng của thi nhân là sự hội tụ của vẻ đẹp thể chất, tâm hồn:

Vẻ sao ngọc chuốt, giá thanh, Bút thần đố vẽ nên tranh truyền thần.

Giá sao báu Triệu, châu Tần, Người sao so dưới cõi trần chưa ai. Thực âu sắc nước hương trời, Chẳng dòng thần nữ cũng vời tiên cung.

Đó là vẻ đẹp “ngọc chuốt, giá thanh” thanh tao, cao quý mà khó có bút thần nào có thể lột tả được, có thể so sánh với “mai cốt cách, tuyết tinh thần” như nàng Kiều của Nguyễn Du, khiến thi nhân phải thốt lên những lời cảm thán “Chẳng dòng thần nữ cũng vời tiên cung”. Chỉ vài nét chấm phá, người đọc đã thấy được vẻ đẹp sắc nước, hương trời như tiên nữ của nàng.

Không chỉ sắc đẹp của nàng lay động tâm hồn thi nhân mà tài năng của nàng cũng thật đáng ca ngợi qua bài thơ mà nàng có ý gửi lại cho chàng:

Tứ cao cách, lạ tót vời, Thoa quần hiếm nhỉ nẩy tài Âu, Tô.

Nữ trung dễ mấy này ru, Song mai kể mấy công phu tập rèn.

Câu thần, chữ thánh, người tiên...

Tài thơ của nàng thực đáng ví như Tô Đông Pha, Âu Dương Tu, Lý Bạch, Đổ Phủ - những danh sĩ nổi tiếng trong sử sách, bài thơ của nàng là những “câu thần, chữ thánh”. Nếu như nàng Kiều của Nguyễn Du có đủ “cầm, kì, thi họa” thì ở đây dù chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng thiếu nữ Đình Mai cũng đã bộc lộ tài năng xuất chúng của mình. Cũng như các tác phẩm truyện thơ Nôm đương

thời, tinh thần đề cao, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong Mai đình mộng ký chính là một biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn trong văn học.

Biểu hiện của tư tưởng nhân văn nằm ngay ở đề tài tác phẩm. Nằm trong mô típ truyện “tài tử - giai nhân”, Mai đình mộng ký là câu chuyện về tình yêu tự do, là sự tiếp nối của Hoa tiên Truyện Kiều trong dòng chảy truyện Nôm

Một phần của tài liệu Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa. (Trang 100 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w