6. Cấu trúc của luận án
3.2. Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
3.2.2. Đặc sắc nội dung cảm hứng và nghệ thuật thể hiện của Hoa tiên
Hoa tiên kể về mối tình giữa Lương Phương Châu và Dương Dao Tiên. Lương sinh, con quan tể tướng người Tô Châu, thông minh, học giỏi. Chàng đến trọ học tại nhà người cậu ở Tràng Châu. Một đêm, dạo bước dưới ánh trăng, chàng tình cờ gặp mấy cô gái đánh cờ bên đình, trong đó có Dao Tiên, con quan đô đốc họ Dương đang trị nhậm ở Tràng Châu, bèn đem lòng thương nhớ. Chàng nhờ hai cô hầu gái của Dao Tiên là Vân Hướng và Bích Nguyệt giúp đỡ làm quen.
Trong một lần theo cậu đến nhà họ Dương chơi, thấy trên tường có bài thơ Dao Tiên viết, chàng bèn họa lại gửi gắm lòng mình. Dao Tiên xúc động khi
đọc bài thơ của Lương sinh, hai cô hầu gái cũng ra sức vun vào. Nhân một đêm trăng đẹp, Lương sinh đã tỏ tình với Dao Tiên. Sau những e ngại ban đầu, hai người đã thề nguyền với nhau, có sự chứng giám của hai cô hầu gái. Lời thề được ghi trên giấy hoa tiên.
Tuy nhiên, Lương công trên đường về trí sĩ, đã gặp Lưu công và hỏi con gái Lưu công là Lưu Ngọc Khanh cho Lương sinh. Lương sinh rất đau khổ nhưng không thể trái lời cha, phải phục tùng gia pháp. Khi nghe tin Lương Sinh đính hôn với người khác, Dao Tiên đã rất uất ức, oán trách chàng bội ước. Cũng trong thời gian này, Dương công phải lên kinh đô nhậm chức và đem theo cả gia đình, mẹ con Dao Tiên đến ở nhờ người cậu họ Tiền. Lương sinh trở lại Tràng Châu tìm Dao Tiên nhưng không gặp, chàng chán nản, bỏ bê học hành. Nhờ Diêu sinh khuyên nhủ, chàng đã thi đậu, được bổ làm quan ở kinh đô. Tình cờ, chàng lại ở cạnh nhà Dao Tiên. Hai người gặp nhau, kể hết ngọn nguồn. Lúc này, Dương công đang đi dẹp giặc ở chiến trường, bị giặc vây. Lương sinh bèn xin ra trận giải vây cho Dương công để tỏ tấm lòng với người yêu cũ, nhưng không may cũng bị giặc vây.
Nghe tin đồn Lương sinh tử trận, Lưu Ngọc Khanh thề thủ tiết nhưng bị mẹ ép tái giá. Nàng nhảy xuống sông tự vẫn nhưng được thuyền của quan Long Đề học trẩy kinh đi ngang qua cứu được. Diêu sinh lại xin ra trận, liên lạc được với Lương sinh và Dương công, phối hợp phá tan quân địch.
Trong tiệc mừng chiến thắng, vua biết được mối tình của Lương sinh và Dao Tiên, lại nghe tin Lưu Ngọc Khanh đã tự tử, bèn cho hai người kết duyên. Lúc này, thuyền của quan Long Đề học cũng tới kinh đô. Khi hay tin Lương sinh đã cưới Dao Tiên, Lưu Ngọc Khanh định cắt tóc đi tu. Tuy nhiên Long Đề học dâng sớ lên vua, vua lại cho nàng kết duyên cùng Lương sinh. Nghĩ đến công lao của hai nàng hầu là Vân Hướng và Bích Nguyệt, Lương sinh bèn cưới hai nàng làm vợ lẽ. Từ đó, cả gia đình sống trong cảnh đoàn viên, hạnh phúc.
Có thể nói rằng, trong lịch sử văn học Việt Nam, trước đó chưa có mấy tác phẩm đề cập sâu đến đề tài tình yêu đôi lứa, đến khát vọng tự do yêu đương như ở Hoa tiên. Bằng thể lục bát được thể hiện qua hình thức một truyện thơ Nôm giai nhân - tài tử, Hoa tiên được coi là câu chuyện tình yêu tự do đầu tiên
được ghi lại trong kho tàng văn học thành văn nước ta. Cái mới cũng như sự hấp dẫn của câu chuyện tình ái chính là ở chỗ này.
Điều đặc biệt ở Hoa tiên là mặc dù bị chi phối bởi lập trường, tư tưởng của một nhà nho, phải chịu nhiều ràng buộc của lễ giáo phong kiến, nhưng Nguyễn Huy Tự đã xử lý tốt đẹp các mâu thuẫn, thậm chí đối đầu giữa con người cá nhân và lễ giáo. Ta biết rằng, Nho giáo xưa luôn coi con người phải phụ thuộc vào gia đình, không coi trọng sự xuất hiện con người cá nhân, chỉ coi trọng con người trong các mối quan hệ cha - con, vợ - chồng, anh - em, vua - tôi, bạn - bè. Người phụ nữ trong quan niệm của Nho giáo không được coi trọng (“nhất nam viết hữu/ thập nữ viết vô”). Về hôn nhân cũng vậy, lễ giáo phong kiến yêu cầu việc hôn nhân phải do cha mẹ, ông bà mai mối sắp đặt, hôn nhân không bắt nguồn từ tình yêu, từ sự lựa chọn của đôi trai gái yêu nhau. Quan hệ vợ chồng cũng bị ràng buộc bởi “lễ” và “nghĩa” chứ không phải do tình yêu...
Có thể nói, Hoa tiên, ngoài nội dung là một câu chuyện tình yêu đẹp, sự hấp dẫn ở đây còn là những xung khắc và hòa giải nhiều mối quan hệ về tình yêu và hôn nhân, tình yêu và lễ giáo, cái đẹp và đạo đức... đó chính là những nét đặc sắc đã làm nên giá trị của tác phẩm.
Chế độ phong kiến Việt Nam vốn lấy Nho giáo làm ý thức hệ chính thống, lấy Nho giáo làm quốc giáo. Khi chế độ phong kiến hưng thịnh thì Nho giáo có uy lực của nó. Nhưng càng về cuối thời trung đại, chế độ phong kiến càng bước vào thời kỳ suy vong, khủng hoảng, Nho giáo cũng bị lung lay dữ dội. Trong khi Nho giáo bị suy yếu như vậy, một khuynh hướng tư tưởng, bảo vệ, khẳng định quyền sống và giá trị, phẩm chất con người càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Những biểu hiện của khuynh hướng tư tưởng nhân văn trong văn học trong thời kỳ này là sự lên án, tố cáo hiện thực cuộc sống đương thời, tố cáo các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người; đấu tranh đòi cuộc sống tự do; giải phóng tình cảm, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người; đồng tình, xót thương, thông cảm các nạn nhân của xã hội. Đây là biểu hiện sự trỗi dậy của tư tưởng nhân văn mang ý nghĩa thời đại.
Trong Hoa tiên, tư tưởng nhân văn chính là sự trân trọng, ca ngợi những khát vọng trong tình yêu và hạnh phúc chính đáng của con người, đặc biệt là đối với người phụ nữ, những người luôn bị đối xử bất công, thua thiệt trong xã hội
phong kiến. Trong Hoa tiên, những câu thơ viết về tình yêu, ca ngợi tình yêu lứa đôi có lẽ là những câu thơ hay nhất, đồng thời đây cũng là hồi (phần) được tác giả dụng công miêu tả nhiều nhất.
Khi chuyển Hoa tiên ký sang Hoa tiên truyện, Nguyễn Huy Tự đã giữ nguyên tên Hồi XXII với tên gọi Thệ biểu chân tình (Thề tỏ thật lòng). Tuy nhiên, nếu như trong Hoa tiên ký, hồi này được chia thành hai phần là phần Thượng và phần Hạ, thì Hoa tiên lại được viết đến gần 100 câu thơ lục bát. Tình yêu của cặp đôi tài tử - giai nhân Lương Sinh và Dao Tiên được diễn tả với đầy đủ cung bậc, cảm xúc từ nhớ nhung, tương tư đến tỏ tình, thề nguyền... Điều này chứng tỏ, quan niệm về tình yêu, viết về tình yêu của Nguyễn Huy Tự đã có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực, phóng khoáng hơn các nhà nho trước đó nhiều. Đền Hồi XXIII có nhiều câu thơ thật hay về tình yêu:
Trong duyên gặp gỡ với duyên, Trong tình vẹn vẽ đôi bên mới tình.
Hay:
Trăm năm chùng vụng tấm nguyền, Vừng soi đã hổ với trên đỉnh đầu. Thề lòng đợi bến Hà châu,
Đợi nhau nghĩa Bộc ca dâu ru mà!
Tư tưởng nhân văn của Hoa tiên còn thể hiện ở sự tôn trọng cá tính, ở ý thức giải phóng tình cảm, bản năng, ca ngợi tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc của con người. Khi nghe tin Lương Sinh kết hôn với Lưu Ngọc Khanh, Dao Tiên đã vô cùng tức giận, hờn trách và ý thức cho thân phận của mình:
Phận đàn bà ngỡ là chơi,
Một ngày tăm tiếng muôn đời thẻ quyên.
Đồng thời, nàng cũng quyết tâm bảo vệ, khẳng định và bày tỏ tình yêu son sắt của mình:
Mặc ai lạt dặn phai nguyền, Tự ta tiết sạch danh tuyền với ta.
Và cũng như Dao Tiên, Lưu Ngọc Khanh sau khi nghe tin Lương Sinh tử trận, đồng thời bị gia đình bức kết hôn, nàng đã cưỡng lại lời cha mẹ, nhảy xuống sông thủ tiết để giữ lòng trinh bạch:
Khóc than vời vợi cuối nghềnh, Xổ lòng với nước bày tình với trăng. Sóng tuôn cuồn cuộn nghìn tầng,
Quyết liều gieo hẳn ghê chăng tiết nàng
Điểm qua vài nét như vậy để thấy rằng, tư tưởng nhân văn chính là một trong những đóng góp rất mới và cần được đề cao, ghi nhận của Nguyễn Huy Tự. Đây cũng là chính là điều đã làm cho các giá trị của Hoa tiên vẫn vẹn nguyên, hấp dẫn cho đến hôm nay.
Về cốt truyện, ca bản Đệ bát tài tử Hoa tiên ký của Trung Quốc vốn được viết bằng thể thơ thất ngôn cổ phong với tổng cộng 60 hồi. Nhưng khi sang Việt Nam, Nguyễn Huy Tự đã tiếp thụ và sáng tạo lại bằng thể thơ lục bát dân tộc với một trình độ nghệ thuật cao. Trong Hoa tiên, Nguyễn Huy Tự rất chú ý “tả và gợi”. Ngay bốn câu mở đầu, truyện đã gợi lên hình ảnh một chiều thu muộn, êm đềm và thanh bình, có mùi thơm của hương hoa sen, có sắc vàng trong gió, có hình ảnh Ngưu Lang Chức Nữ...
Nương lơn nhẹ hóng mát chiều, Vàng pha gió quế trăng dìu hương sen. Gác rèm câu nguyệt xiên xiên, Này hôm ả Chức chàng Khiên họp vầy.
Về mặt nghệ thuật, tuy chưa thể so sánh được với Truyện Kiều của Nguyễn Du nhưng có thể nói, Hoa tiên đã có những thành công quan trọng về mặt nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng và phân tích tâm lý nhân vật. Tất cả các nhân vật trong Hoa tiên đều có những đặc điểm và những dấu ấn riêng.
Lương Sinh là người quân tử, mạnh mẽ trong cuộc sống nhưng cũng rất trọng tình cảm, chung thủy với người yêu, có tinh thần quyết tâm ra trận, có mưu, có trí... Dao Tiên tuy kín đáo, nền nếp nhưng cũng rất tinh tế và nhạy cảm, luôn khao khát yêu đương nhưng vẫn biết giới hạn của mình. Lưu Ngọc Khanh tuy xuất hiện trong tác phẩm không nhiều nhưng cũng đã thể hiện là một người phụ nữ đoan trang, chung tình, sẵn sàng lấy cái chết để bảo vệ tình yêu. Vân Hương, Bích Nguyệt cũng vậy, tuy chỉ là những con hầu với lời lẽ hồn nhiên, nhí nhảnh nhưng có trách nhiệm với người chủ của mình... Nhìn chung, truyện
những nhân vật ước lệ mà là những nhân vật có cá tính rõ nét. Nhận xét của Lại Ngọc Cang là xác đáng: “Hoa tiên quả đã góp phần nâng cao hẳn một mức nghệ thuật của văn chương cổ điển nước nhà bằng cách giải quyết thành công một loạt vấn đề lớn như sự xây dựng nhân vật, sự xác định thể loại truyện và phát triển nhiều điểm khác nhau trong mỹ từ pháp” [156; 48]. Lại Ngọc Cang đánh giá rất cao giá trị của Hoa tiên: "Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, một tác phẩm thoát thai từ trong lòng chế độ phong kiến đã thành công rực rỡ trong việc phản ánh tư tưởng và tình cảm của người bình dân" [156; 35]. Hoàng Ngọc Hiến nhận xét: "Truyện Kiều đứng ở vị trí số một, Hoa tiên đứng ở vị trí thứ 101, ở giữa không có một tác phẩm nào cả" [209; 384]. Cũng đánh giá cao
Hoa tiên và ý thức Việt hóa nguồn tự sự ngoại lai của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Du, Lại Văn Hùng viết: "Nguyễn Huy Tự, rồi sau đó là Nguyễn Du đã có công biến một tác phẩm "thường thường bậc trung" ở một nền văn học khác thành một tác phẩm xuất sắc của văn học dân tộc, lôi cuốn nhiều thế hệ người đọc" [62; 223].
Về mặt ngôn từ, có thể nói ngôn từ trong Hoa tiên khá trau chuốt, mỹ lệ, súc tích, uyển chuyển, giàu tính tạo hình và khá gần gũi với lời ăn tiếng nói của dân gian:
Hay:
Chung tình trước một ai đâu,
Còn dan díu lắm còn âu yếm nhiều. Trong duyên gặp gỡ với duyên, Trong tình vẹn vẻ đôi bên mới tình.
Trong Hoa tiên còn nhiều từ Hán Việt, nhiều điển tích, điển cố (như: chèo Phó, gánh Y, tót loài, khe kinh, ả Chức chàng Khiên, cơn ngâu nữa dòng, gác hàn,…) và nhiều từ Nôm cổ (như: chiềng, tịn vời, tịn tường, lọ là, lẽ sùng, lông lươn, gùn ghè, dắc dở, rường, thày lay,…), nhưng nhìn chung toàn bộ tác phẩm, có thể thấy Nguyễn Huy Tự đã rất thành thạo lời ăn tiếng nói của nhân dân, biết vận dụng thuần thục kho tàng ca dao tục ngữ của dân gian, đồng thời có vốn kiến thức về văn chương Nho học phong phú. Và hơn cả, đó là tinh thần tự tôn dân tộc. Mặc dù phải kế thừa, sử dụng cốt truyện của Trung Quốc nhưng ông đã biến Hoa tiên ký thành Hoa tiên với màu sắc, dấu ấn hoàn toàn Việt Nam.
Thế giới nghệ thuật trong Hoa tiên có khung cảnh thật lãng mạn, thiên nhiên đầy ánh trăng mơ mộng và huyền ảo. Tịnh Tĩnh Trai (Trung Quốc) đã coi
Hoa tiên “khởi bằng gió trăng, kết bằng gió trăng mà trong khoảng giữa không có điểm xuyết nào thoát ra ngoài hai chữ gió trăng” [156; 10]. Trăng gió trong
Hoa tiên thật đẹp, thật huyền ảo:
Gác rèm câu nguyệt xiên xiên, Này hôm ả Chức chàng Khiên họp vầy...
Ngân tà trăng lạt sao thưa, Dở dang lẽ ở say sưa chiều về.
Hoa tiên giống như một người đẹp dịu dàng, kín đáo và khó “nắm bắt”, nhưng khi đã “nắm bắt”, cảm nhận được tâm hồn người đẹp, dám tin rằng người đọc sẽ say đắm, đam mê...
Trong bài diễn thuyết tại Huế vào ngày 8/2/1937, diễn giả Nguyễn Tiến Lãng, nguyên Chánh Văn phòng đặc trách báo chí và văn thư tại Ngự tiền Văn phòng của vua Bảo Đại đã nói: “Chúng ta dựa vào văn hóa Tây phương để đổi mới và trong lĩnh vực văn chương, đó là việc phối ngẫu đáng ao ước giữa ngọn bút lông và ngọn bút sắt” [83; 1]. Nguyễn Tiến Lãng cũng nhắc lại lời của Đinh Xuân Hội trong bài tựa Hoa tiên xuất bản năm 1930, rằng: “Cuốn Hoa tiên dẫn giải này phải xuất bản, chẳng những vì sùng bái văn chương của hai ông Tự ông Thiện, đã khéo thâu thái Hán học, mà lại khuyến khích cho văn chương của hàng nghìn ông Tự ông Thiện lại khéo dung hòa tân học sau này” [83;2]. Nguyễn Tiến Lãng kết luận: “Tôi không có cách nào khác là bày tỏ thiện chí và cảm tình của mình đối với những nét đẹp chân chính ngày xưa còn để lại; phải biết giới thiệu đúng những nét đẹp ấy, đề cao giá trị lên” [83; 2].
Hoài Thanh khẳng định: "Hoa tiên đã góp phần mở đầu cho khuynh hướng đi vào chủ đề tình yêu của Truyện Nôm trong văn học viết đương thời" [85; 61]. Hoàng Hữu Yên trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX thì cho rằng: “Trước Sơ kính tân trang vài chục năm, sự xuất hiện của Truyện Hoa tiên đã báo hiệu một bước ngoặt mới của khuynh hướng sáng tác truyện thơ. Dĩ nhiên đề tài tình yêu không phải là đề tài duy nhất nhưng rất nhiều truyện thơ thường lấy đề tài này làm trung tâm cốt truyện. Dường như đối với đương thời, các tác giả muốn thông qua việc miêu tả những mối tình để
vừa thể hiện khát vọng về một cuộc sống lứa đôi tự do, vốn bị lễ giáo ràng buộc, vừa bày tỏ được thái độ của mình đối với hiện thực xã hội. Làm một công mà được hai việc. Do đó, khác với các giai đoạn trước, phong trào sáng tác truyện thơ tình yêu rộ lên chưa từng thấy" [86; 150].
Dương Quảng Hàm trong công trình Việt Nam văn học sử yếu cũng đã nhấn mạnh lại lời của Cao Bá Quát: "Trong truyện Hoa tiên có nhiều ý tứ hay, trước thì trai gái gặp gỡ, vợ chồng yêu thương; rồi đến đạo cha con; nghĩa vua tôi, sự bè bạn, tình anh em; lớn thì triều chính, binh mưu, bao trung khuyến tiết; nhỏ thì nhân tình, thế thái, mây gió cỏ cây" [47; 314]. Dương Quảng Hàm đánh giá Hoa tiên: "Văn truyện ấy thật là lối văn uẩn súc, điêu luyện, dùng rất nhiều