Đặc điểm của thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 26 - 27)

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm tiền vay bằng thế

1.2.2. Đặc điểm của thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín

dụng ngân hàng

Thứ nhất, thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng luôn có bên nhận thế chấp là ngân hàng. Thật vậy, dễ thấy rằng, nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp này là nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với ngân hàng, và các ngân hàng, vì thế, là bên có quyền và vì thế, thường đồng thời là bên nhận thế chấp. Bên thế chấp có thể đồng thời là bên vay, hoặc là bên thứ ba dùng tài sản của mình thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ của bên vay nhưng Bên nhận thế chấp, bên có quyền luôn là các ngân hàng, vừa có quyền đòi nợ, vừa có quyền xử lý tài sản thế chấp theo hợp đồng thế chấp trong trường hợp gặp rủi ro Bên vay không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ khoản nợ.

Thứ hai, không có sự chuyển giao tài sản thế chấp. Trong quan hệ thế chấp, bên thế chấp không phải giao tài sản bảo đảm cho bên nhận thế chấp mà thay vào đó sẽ giao cho bên nhận thế chấp những giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp. Những giấy tờ này có thể là giấy đăng ký quyền sở hữu tài sản (ví dụ ô tô, xe máy, máy bay, tàu biển…); giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hay các giấy tờ khác như hợp đồng mua bán hàng hóa có kèm theo hóa đơn; hợp đồng mua bán nhà ở trong tương lai kèm theo dự án đã được phê duyệt; hoặc giấy tờ thừa kế nhà đất; … Các loại giấy tờ trên phải là bản gốc (bản duy nhất) được giao cho bên nhận thế chấp giữ nhằm hạn chế sự định đoạt của bên thế chấp đối với tài sản thế chấp.

Thứ ba, một tài sản có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ. Vì đặc điểm bên nhận thế chấp không trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản thế chấp nên một tài sản thế chấp có thể thế chấp để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Đặc điểm này

khác với cầm cố tài sản bởi lẽ trong cầm cố tài sản, có sự chuyển giao tài sản từ Bên cầm cố sang Bên nhận cầm cố, nên không thể cùng một lúc có hai bên cùng là Bên nhận cầm cố tài sản được. Trong trường hợp đó, nếu muốn dùng một tài sản để bảo đảm cho hai nghĩa vụ, các bên có thể lựa chọn để chủ tài sản cầm cố tài sản để bảo đảm cho một nghĩa vụ, và thế chấp tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ còn lại, hoặc thế chấp tài sản để bảo đảm cho cả hai nghĩa vụ. Dù thế nào đi chăng nữa, chỉ có áp dụng biện pháp thế chấp tài sản thì một tài sản mới có thể được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)