Về quy định biện pháp bảo đảm bằng vật quyền và biện pháp bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 89 - 91)

3.3. Một số nội dung cụ thể, cơ bản cần hoàn thiện pháp luật bảo

3.3.2. Về quy định biện pháp bảo đảm bằng vật quyền và biện pháp bảo

bảo đảm bằng trái quyền

Có thể thấy, trong khoảng thời gian trước đây đã có một sự không thống nhất và nhầm lẫn trong cách hiểu về quan hệ "bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất" hay là "thế chấp bằng quyền sử dụng đất của người thứ ba" hay là "thế chấp quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho người khác". Sự không thống nhất này bắt nguồn từ các văn bản pháp luật quy định khác nhau, chồng chéo lên nhau và nó không chỉ tồn tại trong các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự trong xã hội, mà còn tồn tại trong các cơ quan Nhà nước, những người ban hành luật và những người áp dụng luật. Việc xảy ra tình trạng không thống nhất như trên ngoài một phần do kiến thức và hiểu biết của từng cá nhân, một phần chính là do quy định của pháp luật đã không phản ánh đúng bản chất pháp lý của mối quan hệ.

Trong quan hệ hợp đồng, người có quyền thường đòi hỏi một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Biện pháp bảo đảm này có thể là biện pháp bảo đảm đối vật hoặc biện pháp bảo đảm đối nhân. Hai biện pháp bảo đảm này dựa trên hai quyền tài sản mà một người có thể có được, tương ứng đó là quyền đối vật và quyền đối nhân. Hai quyền này được phân biệt cụ thể hơn

với nhau về chủ thể và đối tượng. Về chủ thể, quyền đối vật bao giờ cũng xác định được chủ thể quyền còn chủ thể của nghĩa vụ là tất cả những người còn lại; còn quyền đối nhân có hai loại chủ thể là trái chủ và người thụ trái, trong đó trái chủ có quyền yêu cầu người thụ trái phải thi hành một nghĩa vụ nào đó và người thụ trái phải thi hành nghĩa vụ vì quyền lợi của trái chủ hoặc của người khác đã được xác định cụ thể; trong quan hệ này, trái chủ chỉ được thi hành quyền của mình đối với người thụ trái, không được thi hành quyền của mình trên bất kỳ một tài sản cụ thể nào. Về đối tượng, quyền đối vật có đối tượng là vật; quyền đối nhân có ba loại đối tượng là chuyển giao tài sản, làm hoặc không làm một việc nào đó [20].

Như vậy có thể xác định, thế chấp là một dạng của bảo đảm đối vật vì nó quy định cho người có quyền (người nhận thế chấp) có thể xử lý tài sản thế chấp để thu hồi khoản vay của mình, trong trường hợp đến hạn mà con nợ không hoàn thành nghĩa vụ, ở đây đối tượng của quyền là một vật, chính là tài sản thế chấp. Điều đó giúp phân biệt thế chấp tài sản với biện pháp bảo đảm đối nhân, ví dụ là bảo lãnh, vì trong trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm đối nhân thì người có quyền (người nhận bảo lãnh) chỉ được phép yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho con nợ, mà không được thi hành quyền của mình trên bất kỳ một tài sản cụ thể nào của người bảo lãnh.

Việc pháp luật không quy định và không phân loại các biện pháp bảo đảm thành bảo đảm đối vật và bảo đảm đối nhân sẽ dễ dẫn tới những nhầm lẫn trong cách hiểu về quan hệ bảo đảm, ví dụ như nhầm lẫn giữa bảo lãnh và thế chấp. Vì vậy, các quy định cho phép phân biệt rạch ròi giữa bảo đảm bằng vật quyền và bảo đảm bằng trái quyền sẽ cần phải được bổ sung. Để thực hiện điều này, các nhà làm luật có thể quy định theo hướng đưa khái niệm “vật quyền” và xây dựng “vật quyền” thành 01 chương lớn của BLDS, từ đó sẽ phân tích và phát triển phần bảo đảm nghĩa vụ bằng vật quyền và có thể đi

vào chi tiết, cụ thể các biện pháp bảo đảm bằng vật quyền trong phần các biện pháp bảo đảm. Trên cơ sở đó, BLDS có thể xây dựng các quy định về các “quyền ưu tiên thanh toán” và “quyền truy đòi” một cách khoa học và đầy đủ trên cơ sở nền tảng lý thuyết về “vật quyền”.

Trong một số các bản dự thảo của BLDS 2015, các nhà làm luật đã cố gắng đưa khái niệm “vật quyền” vào BLDS, thậm chí có ý định phát triển nó thành 01 phần riêng trong BLDS tương ứng với tầm quan trọng của nó. Nhưng đáng tiếc, vì nhiều lý do, BLDS 2015 chính thức lại thiếu vắng hoàn toàn khái niệm “vật quyền”. Tác giả cho rằng đây vẫn sẽ là vấn đề mà các nhà làm luật cần phải khắc phục trong tương lai để có thể chỉ mặt, gọi tên được đúng vấn đề và đưa sự việc về đúng khái niệm của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)