Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 83 - 86)

hợp đồng tín dụng Ngân hàng bằng thế chấp tài sản

Để hoàn thiện pháp luật và cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật về thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng một cách cơ bản cần thiết phải hoạch định những phương hướng để trên cơ sở đó xây dựng đề án hoàn thiện. Đó là những tư tưởng chỉ đạo chung mang tính nguyên tắc. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng và làm rõ những đòi hỏi khách quan của thực tiễn đất nước, tác giả cho rằng việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật về thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng cần thiết phải dựa trên những định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng phải được hoàn thiện trong mối liên hệ với cả hệ thống pháp luật: Tính thống nhất của hệ thống pháp luật là yêu cầu nội tại và bắt

buộc của mục tiêu điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật thể hiện trên các phương diện: Thống nhất về hiệu lực, thống nhất về mục tiêu điều chỉnh, thống nhất về quan hệ thứ bậc của các văn bản chứa các quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một loại quan hệ xã hội. Cụ thể, thống nhất về hiệu lực có nghĩa là các văn bản pháp luật chứa các quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một loại quan hệ xã hội phải bảo đảm không mâu thuẫn nhau, văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan cấp trên;thống nhất về mục tiêu điều chỉnh có nghĩa là mục đích của Nhà nước trong việc thiết lập trật tự đối với các quan hệ xã hội thể hiện trong các văn bản pháp luật phải nhất quán và không được mâu thuẫn nhau; thống nhất về quan hệ thứ bậc có nghĩa là các văn bản pháp luật chứa các quy phạm pháp luật gốc phải đóng vai trò là nền tảng cho các quy phạm pháp luật khác. Trên cơ sở nhận thức về tính thống nhất của hệ thống pháp luật như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật về bảo đảm tiền vay nói chung và thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng là một bộ phận của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Do đó, pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng là một bộ phận của pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung và phải xây dựng trên cơ sở nền tảng của đạo luật gốc - BLDS và vì vậy, phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Thứ hai, pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay phải có tính đặc thù nhất định: Xuất phát từ những điểm đặc thù của việc áp dụng biện pháp thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay vẫn cần có một số quy định đặc

thù trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản chung về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của BLDS. Tác giả cho rằng, pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay cần phản ánh được những điểm đặc thù như sau:

Một là, cần có việc trao cho các TCTD một số quyền nhất định để có thể chủ động thực hiện một số thủ tục xử lý và lựa chọn phương thức xử lý tài sản bảo đảm đặc biệt hơn các chủ thể khác trong giao dịch dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận tại hợp đồng, hoặc việc xử lý theo thỏa thuận không đạt được.

Hai là, pháp luật cần có sự hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý tài sản bảo đảm không phải bằng phương pháp quản lý hành chính nhà nước mà theo cách tiếp cận tố tụng dân sự và các biện pháp tư pháp, ví dụ như có thể quy định thủ tục tố tụng rút gọn trong việc giải quyết tranh chấp về quyền yêu cầu thanh toán nợ, xử lý tài sản.

Các đặc thù trong quy định xử lý tài sản bảo đảm theo hướng như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các TCTD trong việc thu hồi, xử lý nhanh tài sản bảo đảm mà không cần đến việc cơ quan hành chính Nhà nước can thiệp quá sâu vào quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Đồng thời, việc quy định các biện pháp đặc thù này cũng bảo đảm lợi ích của bên bảo đảm có tài sản bị xử lý.

Các quy định đặc thù của thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay cần được xây dựng thành những quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật một cách thống nhất và phải tuân thủ những nguyên tắc chung được quy định cho các giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Việc xây dựng các quy định về bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hệ thống pháp luật dân sự có các ưu điểm là tạo ra sự thống nhất, minh bạch của hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm; khắc phục những hạn chế của pháp luật về bảo đảm tiền vay hiện hành như sự chồng chéo, thiếu thống nhất và không rõ ràng

trong việc ban hành và hướng dẫn các quy định về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay mà vẫn tuân thủ những nguyên tắc chung của pháp luật giao dịch dân sự, tránh được việc ban hành hay áp dụng văn bản pháp luật một cách tùy tiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 83 - 86)