Những khó khăn, vướng mắc về đăng ký giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 70 - 71)

2.2. Đánh giá những hạn chế, khó khăn khi áp dụng pháp luật về

2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc về đăng ký giao dịch bảo đảm

Những quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm là đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong khi thực hiện các giao dịch bảo đảm, nhất là đối với thế chấp tài sản, bởi lẽ đăng ký giao dịch bảo đảm là phương pháp duy nhất để thực hiện việc công khai hóa giao dịch bảo đảm và xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba khi thế chấp tài sản.

Hiện nay, so yêu cầu thực tiễn đòi hỏi thì công tác đăng ký giao dịch bảo đảm chưa đáp ứng được những mục tiêu đặt ra, những ưu điểm của đăng ký giao dịch bảo đảm chưa được phát huy mạnh mẽ trên thực tế do các quy định về đăng ký thế chấp, cầm cố còn nhiều hạn chế, do công tác tổ chức thi hành pháp luật chưa được làm tốt. Các hạn chế được thể hiện chủ yếu ở những điểm sau:

Một là, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm ở Việt Nam còn tản

mát và nhỏ lẻ tại nhiều văn bản khác nhau. Các quy định về đăng ký xuất hiện từ ở BLDS đến các Luật chuyên ngành như Luật Đất đai, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng và rất nhiều các văn bản dưới luật khiến cho việc nắm bắt, theo dõi, tuân thủ pháp luật còn gặp nhiều khó khăn.

Hai là, vì việc đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định ở nhiều văn

bản khác nhau dẫn đến việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau tùy thuộc vào từng loại tài sản bảo đảm và từng địa phương. Điều này dẫn đến tình trạng xuất hiện sự không thống nhất giữa các trình tự đăng ký giao dịch bảo đảm nên không có một quy trình chung cho việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Hơn nữa, việc đăng ký giao dịch bảo đảm tại các địa phương cũng không giống nhau. Lấy ví dụ về quyền sử dụng đất, mỗi nơi lại có hướng dẫn khác nhau về hồ sơ, thủ tục chưa đúng quy định. Một số

trường hợp chưa tuân thủ quy định về thời gian thu nhận hồ sơ và một số trường hợp lại cứng nhắc trong các thủ tục hành chính. Điều này một phần cũng do điều kiện cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nhược điểm này là quá nhỏ so với ưu điểm là các cán bộ địa phương sẽ thuận tiện trong việc kiểm tra các điều kiện về đất đai.

Một điểm nữa, đó là việc quy định các cơ quan đăng ký khác nhau tùy vào các tài sản bảo đảm khác nhau cũng dẫn đến khó khăn trong việc tra cứu thông tin về những tài sản bảo đảm. Đối với trường hợp nhiều tài sản bảo đảm cho việc thực hiện một nghĩa vụ thì các TCTD, ngân hàng sẽ phải tiến hành thủ tục tra cứu thông tin tại nhiều cơ quan khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)