Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 94 - 108)

3.3. Một số nội dung cụ thể, cơ bản cần hoàn thiện pháp luật bảo

3.3.5. Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm

Hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là hết sức lớn và thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam năng lực tài chính còn yếu kém, hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay ngân hàng. Từ đó có thể khẳng định tín dụng ngân hàng trong giai đoạn hiện nay sẽ còn tiếp tục là một kênh cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế. Cùng với nhu cầu hoàn thiện về quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, phương thức xử lý tài sản là một trong những quy định chưa phù hợp, cần được nghiên cứu, sửa đổi. Đây là điểm mấu chốt để đảm bảo tính công khai, khách quan của việc xử lý tài sản, khắc phục hạn chế do việc thiếu quy định về thời hạn xử lý tài sản, thời hạn khai thác tài sản của TCTD. TCTD xử lý tài sản càng nhanh sẽ thu hồi vốn càng nhanh và nền kinh tế lại có nguồn vốn mới phục vụ lao động, sản xuất càng nhanh.

gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Để giải quyết được những khó khăn, vướng mắc đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật như sau:

Thứ nhất, phải quy định rõ các đặc quyền gắn liền với vật quyền bảo

đảm. Đó là các quyền đeo đuổi tài sản, quyền ưu tiên lấy nợ trên tài sản của bất kì một chủ nợ nào. Các bên sẽ tự do thỏa thuận phương thức xử lý tài sản bảo đảm, và nếu không đạt được thỏa thuận, quyền xử lý sẽ thuộc về chủ nợ, cụ thể ở đây là các TCTD. Pháp luật cần tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD xử lý tài sản, ví dụ như quy định về việc thực hiện phương thức bán, chuyển nhượng tài sản của TCTD để thu hồi nợ.

Thứ hai, khi cần thiết phải có sự tham gia của các cơ quan Nhà nước,

thì Tòa án và các cơ quan khác cần tạo điều kiện, có các thủ tục rút gọn, đơn giản, nhanh chóng hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý được tài sản bảo đảm. Đặt trong mối quan hệ đối với các chủ thể khác trong các giao dịch dân sự, các cơ quan Nhà nước cũng cần dành cho các TCTD một sự ưu tiên hợp lý trong việc giải quyết các yêu cầu, thắc mắc, do tính chất quan trọng và giá trị tài sản lớn trong các hợp đồng tín dụng ngân hàng. Tuy Nghị quyết 42 của Quốc hội đã có quy định về trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn và Cơ quan công an ở địa phương trong việc hỗ trợ các TCTD thu giữ tài sản bảo đảm dưới phương diện chứng kiến việc thu giữ tài sản bảo đảm và ký xác nhận Biên bản thu giữ nhưng trên thực tế nhiều UBND và Cơ quan công an địa phương còn tránh né, viện lý do thoái thác trách nhiệm khi các TCTD có yêu cầu. Một trong các nguyên nhân cho sự hời hợt nói trên của các cơ quan công quyền tại địa phương là việc pháp luật thiếu chế tài để xử lý các cơ quan này khi họ không thực hiện đúng chức trách nói trên của mình. Vì vậy, để bảo đảm cho việc thu giữ tài sản bảo đảm chính đáng của các TCTD, pháp luật cần thiết phải bổ sung chế tài xử lý đối với các cơ quan chính quyền địa phương khi các cơ quan này từ chối hỗ trợ các TCTD thu giữ tài sản bảo đảm mà không có lý do chính đáng.

Thứ ba, để bảo đảm cho việc thu giữ tài sản được chính danh, hợp lý,

bảo đảm quyền cho các TCTD và đồng thời bảo vệ được quyền cho Bên bảo đảm, trong thời gian trước mắt khi chưa xây dựng được hoàn chỉnh các quy định về “quyền truy đòi” tài sản thế chấp, tác giả cho rằng nên hạn chế quyền thu giữ của các TCTD. Tác giả cho rằng các TCTD chỉ có quyền thu giữ tài sản bảo đảm trong trường hợp không liên lạc được với Bên bảo đảm, khó khăn trong việc làm việc với Bên bảo đảm để thỏa thuận phương thức xử lý tài sản thế chấp và tài sản bị thu giữ là bất động sản không có ai sinh sống trên đất. Còn nếu như khi các TCTD thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm mà Bên bảo đảm không đồng ý thì đã dẫn đến tranh chấp hợp đồng và tranh chấp này phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, TCTD phải yêu cầu Tòa án giải quyết nếu muốn xử lý tài sản thế chấp chứ không phải thực hiện biện pháp cưỡng chế thu giữ tài sản như một cơ quan Nhà nước có đầy đủ thẩm quyền. Việc hạn chế quyền thu giữ của các TCTD cũng giúp bảo vệ tính chính danh và hợp lý khi chính quyền địa phương hỗ trợ các TCTD thu giữ tài sản, đó là khi TCTD muốn xử lý tài sản mà không liên hệ được với Bên bảo đảm, tài sản không ai quản lý, ví dụ như tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất nhưng thực tế không ai sinh sống trên đất và khai thác hoa lợi từ quyền sử dụng đất, thì các TCTD có thể xác minh ở chính quyền địa phương về hiện trạng đất và phối hợp với chính quyền địa phương thu giữ tài sản thế chấp này để bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thay vì phải khởi kiện ra Tòa án trong khi không rõ địa chỉ của Bên bảo đảm dẫn đến việc giải quyết vụ án kéo dài và việc xử lý tài sản không được kịp thời và không hiệu quả.

Thứ tư, cần đưa ra các quy định cụ thể và rõ ràng liên quan đến nghĩa

vụ thông báo của bên nhận bảo đảm đối với bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Điều 300, Bộ luật Dân sự 2015, trừ trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng, về nguyên tắc “trước khi xử lý tài sản

bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác”. Như vậy, cần có sự hướng dẫn thế nào là “thời hạn hợp lý”, chi tiết hơn là “thời hạn hợp lý” đối với tài sản là động sản và tài sản là bất động sản tương ứng. Việc quy định rõ ràng và cụ thể sẽ giúp các TCTD chủ động hơn trong việc xử lý tài sản bảo đảm và tránh được việc áp dụng pháp luật tùy tiện của các cơ quan Nhà nước, dẫn đến việc có thể gây khó khăn cho các TCTD khi xử lý tài sản bảo đảm.

Thứ năm, như đã trình bày ở trên, quyền thu giữ tài sản bảo đảm trong

một mức độ nhất định sẽ là một công cụ hữu hiệu và hợp lý của các TCTD trong việc xử lý tài sản bảo đảm sao cho nhanh chóng và hiệu quả. Như vậy, theo tác giả, BLDS cần phải được sửa đổi, cụ thể là Điều 301 BLDS 2015 để tránh việc hạn chế quyền thu giữ tài sản của các TCTD, bởi Điều 301 nói trên chỉ quy định khi có việc Bên bảo đảm, Bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản bảo đảm theo cam kết để xử lý thì bên nhận bảo đảm có “quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác” vốn là một quyền hiển nhiên và vô hình chung là hạn chế quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

Thứ sáu, về vấn đề định giá tài sản bảo đảm. Thiết nghĩ, nên hiểu yêu

cầu “việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường” chỉ áp dụng cho việc định giá thông qua tổ chức định giá bởi nó tôn trọng sự thỏa thuận của các bên và các bên có thể tự do thỏa thuận giá của tài sản thế chấp, miễn không phải để nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc với người thứ ba, và ngân hàng chỉ phải bồi thường thiệt hại nếu bên bảo đảm chứng minh được việc bị cưỡng ép trong việc xác định giá tài sản bảo đảm. Cách tiếp cận này, cũng phù hợp với tinh thần của điểm c, khoản 3, Điều 104, Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015; theo đó, Tòa án chỉ can thiệp định giá tài sản trong trường hợp “các bên thỏa

thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá”.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Pháp luật về thế chấp tài sản là một bộ phận của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản ở nước ta. Để bộ phận pháp luật này phát huy hiệu quả trong việc bảo đảm tiền vay cho TCTD thì cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật hiện hành. Việc sửa đổi, bổ sung này phải dựa trên nguyên tắc nhất quán là các quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng là sự cụ thể hóa các quy định của BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Do đó, các quy định của BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải dự liệu được những đặc thù trong việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Mặt khác, với tính cách là một bộ phận của hệ thống pháp luật, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng phải được thực hiện đồng thời với các quy định có liên quan khác trong hệ thống pháp luật.

2. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng phải tiến hành đồng thời với các giải pháp bảo đảm thực hiện của pháp luật. Các giải pháp bảo đảm thực hiện của pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện trên các mặt: Đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan chức năng nâng cao chất lượng cán bộ, tăng cường cơ chế kiểm tra, thanh tra, đổi mới pháp luật nội dung phải gắn với hiệu quả giải quyết tranh chấp của các cơ quan giải quyết tranh chấp.

3. Việc hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề xử lý nợ tồn đọng của các TCTD, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Dù các quy định mới của BLDS 2015 về tài sản bảo đảm đã có những bước đột phá nhưng ít nhiều vẫn còn bộc lộ hạn chế. Bên cạnh đó, một số những quy định mới được đưa

vào BLDS 2015 hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Do đó, việc Nhà nước sớm sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật có liên quan, cụ thể và thiết thực là việc ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 163 cần được khẩn trương xây dựng và thực hiện. Đây là cơ sở quan trọng để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi hợp pháp của các bên liên quan, đặc biệt là xử lý nợ hiện tại và ngăn chặn tình trạng nợ tồn đọng tiếp tục gia tăng tại các TCTD.

KẾT LUẬN

1. Thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng là một trong các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, nói cách khác là một vật quyền bảo đảm, và cũng là một dạng của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Chỉ trên cơ sở nhận thức đúng các dấu hiệu cơ bản và bản chất pháp lý của các biện pháp bảo đảm tiền vay thì mới có cơ sở nhận thức đúng về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng.

2. Pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng đã được Nhà nước ta quan tâm xây dựng và hoàn thiện đặt trong sự quan tâm đối với các biện pháp bảo đảm nói chung. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập, đòi hỏi phải nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện để xây dựng đề án hoàn thiện một cách cơ bản.

3. Hiệu quả áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng vừa phụ thuộc vào pháp luật, vừa phụ thuộc vào cơ chế áp dụng. Do đó, việc nghiên cứu đề án hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng phải gắn với việc nghiên cứu tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng.

4. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng đã khẳng định rằng, việc áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản liên quan đến nhiều quy định khác nhau của pháp luật. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung bộ phận pháp luật này phải đặt trong tổng thể các quy định của pháp luật có liên quan theo nguyên tắc nhất quán là bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật.

5. Trong việc nâng cao hiệu quả điều chỉnh của bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng, đặc biệt là thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý tài sản thế chấp cần đặc biệt chú trọng cơ chế phối hợp hoạt động của các cơ quan chức năng, chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro từ phía các TCTD.

Nội dung luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu đặt ra, có giá trị về mặt lý luận cũng như thực tiễn, đóng góp cho hoạt động nghiên cứu và lập pháp đối với lĩnh vực pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng và pháp luật về bảo đảm tín dụng nói chung. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu, khả năng của bản thân và lĩnh vực nghiên cứu phức tạp vì vậy luận văn còn có một số thiếu sót không thể tránh khỏi, tác giả mong nhận được sự đóng góp quý báu của các quý vị.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2000), Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XII (2017),

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm số 10-NQ/TW ngày 03/06/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (2010), Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06 tháng 12 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư liên tịch

số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2005 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Thông tư liên tịch

số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP- BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư liên tịch

số 06/2010/TTLT-BTP-BTNMT ngày 01 tháng 3 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP- BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2005 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 94 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)