Khảo sát mức độ nhận thức của HS về vai trò hoạt động GDTNST

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện kiến xương, tỉnh thái bình​ (Trang 50 - 52)

Nội dung nhận thức về hoạt động Rất đúng Đúng Không đúng

SL % SL % SL %

Hoạt động GDTNST giúp HS củng

cố, mở rộng, nâng cao kiến thức 150 75,0 50 25,0

Hoạt động GDTNST tạo hứng thú

học tập cho HS 190 95,0 10 5,0

Hoạt động GDTNST giúp HS gắn

kết với tập thể 120 60,0 70 35,0 10 5,0

Hoạt động GDTNST giúp HS rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao hiểu biết

170 85,0 19 9,5 11 5,5

Giáo dục tư tưởng tình cảm cho HS 110 55,0 74 37,0 16 8,0

Qua khảo sát, đa số các em HS của các trường THCS huyện Kiến Xương đều có nhận thức đúng về vai trò hoạt động GDTNST: 100% các em đều cho rằng hoạt động GDTNST có vai trò giúp HS củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức, tạo hứng thú học tập cho các em; chưa đến 10% HS nhận thức chưa đúng về vai trò: tạo sự gắn kết với tập thể, nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành, giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS của hoạt động GDTNST; 13,0% HS cho rằng hoạt động GDTNST chỉ để giải trí. Nhận thức của các em HS có thể chỉ là nhận thức cảm tính, song kết quả này giúp cho việc lập kế hoạch, lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức phù hợp HS theo từng khối lớp. Kết quả khảo sát cũng đặt ra cho cán bộ giáo viên các trường THCS huyện Kiến Xương trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức học tập cho HS, đồng thời phải đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động GDTNST để các em hiểu mục đích, ý nghĩa và thu hút các em tham gia hoạt động.

2.2.2. Thực trạng về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

2.2.2.1. Thực trạng về nội dung hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Nội dung chương trình triển khai theo quy định có phần bắt buộc và phần tự chọn.

Phần bắt buộc:

Các trường bám sát khung phân phối chương trình của bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng 9 chủ đề giáo dục, mỗi chủ đề gắn với ngày kỷ niệm truyền thống có trong tháng và nhiệm vụ trọng tâm của mỗi tháng.

Hình thức tổ chức giao nhiệm vụ, điều khiển các hoạt động để phát huy khả năng lãnh đạo của HS, qua đó giáo dục ý thức tự quản cho HS.

Phần tự chọn:

Do mỗi trường tự thiết kế tùy theo điều kiện của mình. Hoạt động tự chọn có sự phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, chi hội Chữ thập đỏ, và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường.

Để tìm hiểu mức độ triển khai thực hiện nội dung chương trình hoạt động GDTNST tại các trường THCS huyện Kiến Xương, thực hiện khảo sát GV:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện kiến xương, tỉnh thái bình​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)