TT Nội dung bồi dưỡng năng lực của cán bộ,
giáo viên
Mức độ thực hiện
Đã thực hiện Chưa thực hiện
SL % SL %
1 Thiết kế kế hoạch và kịch bản hoạt động 112 100,0 0 0,0
2 Chọn chủ đề và tên hoạt động hấp dẫn 61 54,46 51 45,54
3 Kỹ năng hướng dẫn học sinh tự tổ chức hoạt động 0 0,0 112 100,0
4 Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường
để tổ chức hoạt động 51 45,54 61 54,46
5 Chuẩn bị nguồn lực cho hoạt động GDTNST 0 0,0 112 100,0
6 Điều phối hoạt động hiệu quả, tạo sự hấp dẫn đối
với học sinh tham gia. 0 0,0 112 100,0
7 Đánh giá kết quả hoạt động 112 100,0 0 0,0
Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy Hiệu trưởng các trường THCS huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã quan tâm đến bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên về tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, tuy nhiên nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện còn nhiều nội dung chưa được các Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên đó là các nội dung sau đây:
Kỹ năng hướng dẫn học sinh tự tổ chức hoạt động Chuẩn bị nguồn lực cho hoạt động GDTNST
Điều phối hoạt động hiệu quả, tạo sự hấp dẫn đối với học sinh tham gia. Vấn đề đặt ra là cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về tổ chức hoạt động GDTNST.
*Chỉ đạo tăng các điều kiện hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở
trường THCS huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Qua khảo sát trên cán bộ quản lý của 5 trường và giáo viên, chúng tôi thu được các thông tin sau đây:
12/12 cán bộ quản lý của 5 trường đều quan tâm đến các điều kiện tổ chức hoạt động GDTNST, tuy nhiên mới chỉ dừng lại các điều kiện của nhà trường, chưa quan tâm được đến các điều kiện ngoài trường để tăng cường hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh, đây chính là nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở ngoài trường học.
2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình sáng tạo ở trường THCS huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Qua trao đổi với cán bộ quản lý và giáo viên chúng tôi được biết, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDTNST các trường THCS huyện Kiến Xương sử dụng hình thức cơ bản giống nhau. Hầu hết đều căn cứ mục tiêu môn học và kế hoạch hoạt động GDTNST để xây dựng tiêu chí đánh giá cho từng hoạt động và phù hợp hoàn cảnh từng trường. Một số biện pháp kiểm tra, đánh giá được thực hiện như sau:
- Kiểm tra đánh giá theo đợt phát động phong trào thi đua, sơ kết hàng tuần bằng cách chấm điểm thi đua giữa các lớp trong cùng một khối.
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện khung chương trình của bộ Giáo dục thông qua giáo án, dự giờ sinh hoạt.
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch và tiến trình tổ chức hoạt động, rút kinh nghiệm về nội dung phương pháp hoạt động của khối, lớp.
- Đánh giá qua quan sát và nhận xét của bộ phận theo dõi ghi nhận.
- Đánh giá thông qua việc đóng góp ý kiến, nhận xét của các bộ phận bên trong và bên ngoài trường.
HS tự đánh giá, tập thể lớp đánh giá, GV chủ nhiệm đánh giá, Ban chỉ đạo đánh giá, Ban thi đua khen thưởng đánh giá, phụ huynh đánh giá.
Việc đánh giá kết quả hoạt động GDTNST cho học sinh THCS được các trường thực hiện theo 3 tiêu chí:
Tinh thần thái độ tham gia hoạt động. Mức độ thực hiện yêu cầu.
Kết quả rèn luyện kỹ năng. Bảng 2.20: Kết quả hoạt động GDTNST Năm học Tổng số Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2012 - 2013 9993 6980 69,86 2399 24,0 601 6,01 13 0,13 2013 - 2014 10927 8185 74,9 2349 21,5 382 3,5 11 0,1 2014 - 2015 11042 8637 78,2 2049 18,6 347 3,12 9 0,08
( Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kiến Xương)
Các lãnh đạo và chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo Kiến Xương cho biết: Các trường THCS huyện Kiến xương đều sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá phối hợp với việc xếp loại hạnh kiểm HS từng tháng, từng học kỳ, có tác dụng trong việc động viên, khích lệ HS tham gia tích cực, tuy nhiên thang điểm đánh giá đối với tập thể lớp, còn việc đánh giá từng HS chủ yếu giao cho GVCN lớp, do đó còn nhiều hạn chế cần phải cải tiến trong cách thức đánh giá sau này.
2.3.5. Những khó khăn trong quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS tạo ở trường THCS
Thực tế cho thấy, việc thực hiện các hoạt động GDTNST ở trường THCS huyện Kiến Xương còn gặp một số khó khăn, cụ thể:
Về hình thức tổ chức hoạt động GDTNST chưa phong phú; Khả năng nghiệp vụ của đội ngũ GV còn hạn chế, chưa thực sự chủ động và tự giác; Điều kiện tổ chức hoạt động GDTNST về CSVC, trang thiết bị, tài chính còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu; Nội dung hoạt động còn nghèo nàn chưa phát huy hết tiềm năng của nhà trường và của huyện; Công tác quản lý còn lúng túng trong việc lên kế hoạch chuẩn bị hoạt động và phân bổ thời gian cho hoạt động.
Chưa có một hành lang pháp lý bắt buộc phải tổ chức hoạt động GDTNST; Một số GV chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GDTNST nên việc tham gia là miễn cưỡng.
Về phía phụ huynh HS nói riêng và xã hội nói chung nhận thức chưa thật đầy đủ, có người chưa đồng tình với việc cho các em tham gia hoạt động GDTNST, hầu hết chỉ muốn các em học văn hóa, tâm lý học để lấy điểm, lấy bằng cấp còn nặng trong tâm trí phụ huynh HS.
Tóm lại, các hoạt động GDTNST ở các trường THCS huyện Kiến Xương còn có nhiều vấn đề bất cập giữa yêu cầu cần thực hiện và điều kiện thực hiện không đồng bộ, việc phát huy vai trò của hoạt động GDTNST trong việc hình thành và phát triển năng lực HS vẫn còn là bài toán cần nhiều người giải đáp.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS huyện Kiến xương, tỉnh Thái Bình nghiệm sáng tạo ở trường THCS huyện Kiến xương, tỉnh Thái Bình
2.4.1. Những điểm mạnh
Các trường THCS huyện Kiến Xương đã quan tâm đến việc đẩy mạnh hoạt động GDTNST, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động quản lý.
Đội ngũ CBQL, GV, nhân viên, HS của các nhà trường đã có nhận thức đúng vai trò hoạt động GDTNST, đây là bộ phận quan trọng của quá trình quản lý giáo dục, là dịp để mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức, phát triển toàn diện nhân cách HS. Sự nhận thức này là cơ sở cho việc đẩy mạnh những hình thức tổ chức khác nhau, góp phần thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Các trường chú ý triển khai hoạt động, phát huy nội lực bên trong và việc vận động các lực lượng bên ngoài nhà trường cùng tham gia các hoạt động để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động, đồng thời cũng làm tăng thêm nguồn lực đầu tư cho các hoạt động GDTNST.
Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV ngày càng được nâng lên bước đầu đã tạo ra được sự chuyển biến về chất lượng hoạt động. Một số trường đã tổ chức được nhiều hình thức hoạt động GDTNST ở nhiều môn học, liên môn khác nhau.
2.4.2. Những điểm yếu
Xuất phát từ tình hình chung của việc kiểm tra, thi cử, nên hoạt động GDTNST chưa trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động giáo dục chung. Các hoạt động GDTNST phải nhường chỗ cho học tập văn hóa trong những thời điểm cấp bách.
Công tác xây dựng và quản lý kế hoạch hoạt động GDTNST tuy đã thiết lập bộ máy, nhưng thực tế hoạt động còn mang nhiều tính lý thuyết và chỉ được duy trì tốt ở đầu năm học, thời gian còn lại tập trung cho các môn văn hóa.
Việc phát huy tính chủ động chỉ làm tốt ở một bộ phận hay một số thành viên trong bộ phận, đối với HS rất hạn chế.
Nội dung hoạt động còn đơn điệu, mang tính dập khuôn, chưa sáng tạo, hình thức tổ chức chưa thật hấp dẫn làm giảm sức lôi cuốn HS.
Công tác phối hợp với các lực lượng bên ngoài xã hội còn mang tính đơn lẻ, chưa thường xuyên nên rất bị động, CSVC chưa đồng bộ, việc phát huy vai trò của trang thiết bị vào tổ chức các hoạt động còn hạn chế.
2.4.3. Nguyên nhân
Mức độ nhận thức và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động GDTNST của một số CBQL chỉ ở mức độ vừa thực hiện vừa đánh giá rút kinh nghiệm.
Một số GVCN thực hiện các hoạt động GDTNST mang tính hình thức, đối phó với nhà trường. Cán bộ Đoàn, Đội và lực lượng GV phong trào chưa thực sự gắn bó với công việc. Còn có phụ huynh HS không ủng hộ, ngăn cản con em tham gia hoạt động, công tác tuyên truyền của nhà trường chưa rộng rãi. Mức đầu tư về kinh phí chưa đủ mạnh để làm chuyển biến các hoạt động GDTNST như mong muốn.
Công tác chỉ đạo còn chung chung, hầu hết các trường tùy thuộc vào sự năng động của nhà trường và vai trò của Hiệu trưởng.
Một số trường tổ chức các hoạt động GDTNS quá đơn điệu, chưa đầu tư thích đáng, chưa phát huy hết tác dụng giáo dục phù hợp với đối tượng.
Những khó khăn về thời gian, nhân sự, kinh phí và CSVC luôn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động GDTNST.
Khâu kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động là bước rất quan trọng của việc tổ chức các hoạt động GDTNST, vì đây là thông tin phản hồi hoạt động, tuy nhiên quá trình thực hiện chưa phát huy được hiệu quả do cách thực hiện chưa đúng quy trình, cách làm còn sơ sài, qua loa. Việc huy động và phối hợp lực lượng tham gia còn mang tính trợ giúp, chứ chưa phải là nghĩa vụ đóng góp cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương của mình.
2.4.4. Các vấn đề cần giải quyết
Qua phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu, tác giả nhận thấy những vấn đề cần giải quyết như sau:
- Cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức của GV, HS về vai trò hoạt động GDTNST trong nhà trường.
- Chú trọng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động GDTNST cho GV: lập kế hoạch cụ thể, xây dựng chương trình, chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho hoạt động GDTNST, phân công nhiệm vụ,..
- Nâng cao năng lực quản lý cho CBQL: duyệt kế hoạch, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng,... để có khả năng quản lý tốt các hoạt động trong trường, trong đó có hoạt động GDTNST.
- Hình thức, nội dung của các hoạt động phải phong phú, đa dạng; phù hợp với nhu cầu tâm sinh lý lứa tuổi HS, yêu cầu của xã hội, yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Phải tạo dựng được sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội.
Kết luận chương 2
Qua khảo sát thực trạng CBQL, GV, HS và các lực lượng tham gia tổ chức các hoạt động GDTNST, tất cả đều thể hiện nhận thức về vai trò, vị trí của các hoạt động GDTNST và thống nhất quan điểm hoạt động GDTNST cùng với hoạt động dạy học là một quá trình liên kết, thống nhất, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học nói riêng và thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung. Các trường đã tiến hành các biện pháp xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo hoạt động, chú ý hình thức tổ chức, phương pháp kiểm tra, đánh giá và phát huy khả năng của đơn vị mình, đồng thời phối hợp với Đoàn, Đội, huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia thực hiện mục tiêu hoạt động GDTNST.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, có những thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn. Thực tế cho thấy những khó khăn mà các trường THCS huyện Kiến Xương gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động GDTNST là những khó khăn chung của ngành Giáo dục. Những vấn đề bất cập như về tổ chức, quản lý, về đội ngũ giáo viên vẫn còn bỡ ngỡ, còn hạn chế về năng lực, về mức độ tự giác, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo, nghĩa là cần tổ chức các hoạt động theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình.
Trên cơ sở lý luận của luận văn đã được làm rõ và thực trạng các hoạt động GDTNST đã tìm hiểu ở trên, tác giả thấy cần thiết phải xây dựng một số biện pháp đổi mới quản lý các hoạt động GDTNST ở trường THCS huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Phải quán triệt quan điểm đổi mới chương trình GDPT
Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông các nước phát triển”.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã chỉ rõ “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ, dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”.
Việc quán triệt quan điểm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đối với các bậc học, cấp học quy định trong Luật Giáo dục 2005. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo sự thống nhất về chuẩn kiến thức, kỹ năng, tính linh hoạt của chương trình trong quá trình vận dụng phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của từng địa phương khác nhau. Đổi mới nội dung chương trình cần phải đồng bộ với việc nâng cấp CSVC và đổi mới trang thiết bị dạy học, đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trong từng địa bàn dân cư.
Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu, nội dung kiến thức và hình thức tổ chức giáo dục, về kỹ năng, thái độ, cách đánh giá giáo dục. Việc quán triệt quan điểm chỉ đạo đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao kết quả người học sau khi hoàn thành cấp học.
Hoạt động GDTNST ở trường THCS nằm trong Dự thảo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông sau 2015 (dự thảo chính thức) do bộ Giáo dục và