Khảo sát lý do HS tham gia hoạt động GDTNST

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện kiến xương, tỉnh thái bình​ (Trang 55 - 56)

STT

Mức độ Lý do

Chủ yếu Một phần Không rõ

SL % SL % SL %

1 Được vui chơi giải trí 130 65,0 67 33,5 3 1,5

2 Thoải mái hoạt động, không gò bó 134 67,0 54 27,0 12 6,0

3 Học được nhiều điều mới lạ 88 44,0 86 43,0 26 13,0

4 Có cơ hội thể hiện năng lực của mình 54 27,0 104 52,0 42 21,0

5 Có khen thưởng 60 30,0 120 60,0 20 10,0

6 Có sự khuyến khích động viên

của thầy cô chủ nhiệm 54 27,0 99 49,5 47 23,5

7 Do quy định của nhà trường 97 48,5 68 34,0 35 17,5

8 Do kỷ luật của đoàn thể 33 16,5 107 53,5 60 30,0

9 Do đi theo bạn bè 56 28,0 55 27,5 89 44,5

Từ kết quả khảo sát nêu trên cho thấy lý do khiến học sinh tham gia hoạt động xuất phát từ động cơ nhận thức, động cơ rèn luyện phát triển năng lực bản thân là chưa cao, vì vậy nhà trường và giáo viên cần tăng cường các biện pháp giáo dục học sinh có động cơ đúng đắn khi tham gia các hoạt động GDTNST để phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu cuộc sống.

Các lãnh đạo và chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kiến xương nhận xét về hoạt động GDTNST là: Các trường đã thống nhất được các chủ đề sinh hoạt và nội dung hàng tháng theo chủ đề, thao giảng bồi dưỡng cho GVCN và các lực lượng tham gia. Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo đã thu hút học sinh tham gia và đạt được những kết quả nhất định. Đa số GV có tinh thần trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên còn một số GV chưa thực sự đầu tư sâu về việc tổ chức các hoạt động, ý thức rèn luyện nghiệp vụ chưa cao, trao đổi học hỏi kinh nghiệm còn hạn chế.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở trường THCS huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình nghiệm sáng tạo ở trường THCS huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Căn cứ vào chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của từng đơn vị, các trường đã thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hoạt động GDTNST.

Ban chỉ đạo xây dựng chương trình, nội dung, hình thức tổ chức và thời gian thực hiện dựa vào các chủ đề, áp dụng chung toàn trường, và áp dụng cụ thể cho từng khối lớp, có mức độ và yêu cầu khác nhau.

Kế hoạch hoạt động được thống nhất với các hoạt động khác của trường, thực tế kế hoạch tổ chức các hạt động GDTNST vừa có tính độc lập riêng, vừa được lồng ghép trong các hoạt động của các bộ phận khác như chuyên môn, đoàn thể, văn thể mỹ...

Tham khảo ý kiến của CBQL, GV về lực lượng tham gia xây dựng kế hoạch thu được kết quả sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện kiến xương, tỉnh thái bình​ (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)