Mức độ thực hiện các nội dung hoạt động GDTNST

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện kiến xương, tỉnh thái bình​ (Trang 52 - 55)

STT Các nội dung hoạt động GDTNST

Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Củng cố, mở rộng kiến thức đã học 80,0% 20,0% 0,0%

2 Giáo dục đạo đức, lối sống 62,0% 38,0% 0,0%

3 Giáo dục HS kỷ luật làm việc tập thể 68,0% 25,0% 7,0%

4 Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành,

trải nghiệm 93,0% 7,0% 0,0%

5 Giáo dục kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản vị

thành niên,... 45,0% 46,0% 9,0%

6 Cập nhật tin tức kinh tế, văn hóa xã hội,... 32,0% 47,0% 21,0%

7 Hoạt động xã hội 21,0% 32,0% 47,0%

8 Dự án cải tạo thực tế 21,0% 28,0% 51,0%

Qua bảng khảo sát cho thấy, nội dung củng cố, mở rộng kiến thức đã học, nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành trong hoạt động GDTNST được hầu hết GV quan tâm thực hiện thường xuyên (trên 80,0%), đây là tín hiệu đáng mừng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

Với nội dung giáo dục HS kỷ luật làm việc tập thể, giáo dục kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản vị thành niên, cập nhật tin tức kinh tế, văn hóa xã hội, hoạt động xã hội như từ thiện, công tác xã hội, hoạt động dự án cải tạo thực tiễn địa phương: Tuyên truyền chính sách, bảo vệ môi trường; câu lạc bộ xanh,.... vẫn còn có GV chưa chú ý, một số thầy cô cho rằng do nhiều việc nên ít có thời gian quan tâm, cập nhật kiến thức mới. Thực trạng này cho thấy, trong thời gian tới CBQL các trường cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng GV để họ có đủ kiến thức, năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục nói chung và tổ chức hoạt động GDTNST nói riêng.

2.2.2.2. Thực trạng về các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Để tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động GDTNST cho học sinh ở trường THCS, chúng tôi sử dụng phiếu hỏi khảo sát trên 100 giáo viên để đánh giá về các hình thức tổ chức hoạt động GDTNST đã được triển khai và hiệu quả của những hình thức đó, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.12: Đánh giá của GV về hiệu quả các hình thức tổ chức hoạt động GDTNST STT Các hình thức tổ chức hoạt động GDTNST Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Hoạt động câu lạc bộ 18% 52% 30% 2 Tổ chức trò chơi 61% 39% 0,0% 3 Tổ chức diễn đàn 20% 50% 30%

4 Sân khấu tương tác 20% 50% 30%

5 Tham quan, dã ngoại 25% 75% 0,0%

6 Hội thi/ cuộc thi 100% 0,0% 0,0%

7 Tổ chức sự kiện 0,0% 25% 75%

8 Hoạt động giao lưu 25% 75% 0,0%

9 Hoạt động chiến dịch 0,0% 75% 25%

10 Hoạt động nhân đạo 100% 0,0% 0,0%

11 Hoạt động tham gia thực hiện các dự án 75% 25% 0,0%

Các kết quả khảo sát trên cho thấy, một số hoạt động GDTNST của học sinh được giáo viên và nhà trường quan tâm tiến hành thường xuyên đó là:

Hoạt động xã hội. Hội thi/ cuộc thi.

Hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Tổ chức trò chơi.

Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều hoạt động chưa được quan tâm tiến hành thường xuyên hoặc chưa được tổ chức đó là các hoạt động giáo dục:

Hoạt động câu lạc bộ. Hoạt động chiến dịch. Hoạt động giao lưu.

Hoạt động tổ chức sự kiện. Sân khấu tương tác.

Diễn đàn.

Khi trao đổi với một số giáo viên, chúng tôi được biết trong 3 năm gần đây do chuẩn bị đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông nên Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai một số hoạt động thí điểm như hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, hoạt động xã hội, các cuộc thi của học sinh THCS nên các hoạt động trên đã được thực hiện tương đối thường xuyên. Bên cạnh đó có nhiều hoạt động GDTNST chưa được thực hiện, đây là một tồn tại ở các trường THCS hiện nay. Khi thăm dò ý kiến của giáo viên, chúng tôi được biết do áp lực về thành tích học tập nên nhà trường và phụ huynh đầu tư thời gian, trí tuệ cho học sinh vào việc học văn hóa mà ít quan tâm đến các hoạt động giáo dục trải nghiệm; Mặt khác khi tổ chức hoạt động cần đến tài chính, mà nguồn tài chính hiện tại của các trường lại rất hạn hẹp nên dẫn tới nhà trường chưa quan tâm thường xuyên tới việc tổ chức hoạt động GDTNST.

Từ thực trạng trên cho thấy nhà trường và giáo viên cần phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động GDTNST để tạo hứng thú lôi cuốn HS tham gia, không nên đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc. Hình thức cần thay đổi phù hợp nội dung từng chủ đề, từng thời gian trong năm học để có thể giúp HS củng cố kiến thức văn hóa, các kỹ năng một cách linh hoạt. Hình thức tổ chức phù hợp sẽ tăng cường tính tương tác, tính sáng tạo của HS khi tham gia học tập, đưa đến sự say mê, hứng thú học tập cho các em.

2.2.2.3. Thực trạng về mức độ tham gia hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo của học sinh THCS

Khi tiến hành khảo sát về mức độ tham gia hoạt động GDTNST của học sinh, 100% học sinh đều trả lời đã tham gia hoạt động theo kế hoạch của trường

và của giáo viên chủ nhiệm lớp, tuy nhiên lý do tham gia của mỗi học sinh là có sự khác nhau.

Khảo sát HS về lý do tham gia hoạt động GDTNST, kết quả thể hiện qua phiếu hỏi sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện kiến xương, tỉnh thái bình​ (Trang 52 - 55)