Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 34)

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

B. CƠ SƠ฀ THỰC TIỄN

1.7. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Việt Nam

Việt Nam có rất nhiều các điểm tham quan nổi tiếng mang tầm quốc gia và quốc tế, vì thế du khách đến với Việt Nam sẽ được ngắm nhìn các điểm du lịch tự nhiên và tìm hiểu các nét đẹp văn hóa tại các điểm du lịch nhân văn vơ cùng độc đáo mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng được thiên nhiên ban tặng các điểm tài nguyên tự nhiên và nhân văn của Viêt Nam có thể kể đến như: SaPa, Vịnh Hạ Long, du lịch sông nước miền Tây, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Cồng chiêng Tây Nguyên…

1.7.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Lào Cai

Hoạt động du lịch homestay ở Lào Cai chủ yếu phát triển ở Sa Pa với hình thức sơ khai được bắt đầu hình thành vào năm 1997 và hai bản đầu tiên áp dụng mơ 25 hình này là bản Tả Van Giáy xã Tả Van và bản Dền xã Bản Hồ Bản Dền và bản Tả Van Giáy là hai bản đầu tiên áp dụng mơ hình này và hiện nay cũng là hai bản kinh doanh thành công nhất về số lượng cơ sở lưu trú và số lượng khách du lịch tham gia. Nguyên nhân là bản Tả Van Giáy và bản Dền đều nằm trên tuyến du lịch tham quan làng bản hấp dẫn và phổ biến, thu hút một lượng đơng đảo khách du lịch nước ngồi. Hai bản lại nằm cách xa thị trấn Sa Pa, nơi tập trung hầu hết cơ sở lưu trú của vùng nên khách du lịch muốn kết nối tour thuận lợi thì phương án hiệu quả nhất là nghỉ qua đêm tại bản. Nguyên nhân thứ hai là do phong tục tập quán của người Giáy (bản Tả Van Giáy) và người Tày (bản Dền) có nhiều yếu tố cởi mở trong việc đón khách hơn ngời Mơng và người Dao. Vì vậy, hai bản này ngày nay vẫn là những bản thành công nhất trong hoạt động kinh doanh du lịch homestay. Khu vực kinh doanh homestay tại các xã phát triển theo hình dạng cụm.

Trên địa bàn toàn huyện Sa Pa đến nay chỉ có năm xã có hoạt động kinh doanh du lịch homestay. Trong mỗi xã thì các hộ dân đăng ký kinh doanh du lịch homestay lại tập trung chủ yếu ở một thơn nhất định. Đó chính là hiệu ứng lan tỏa từ trung

tâm, từ một hộ dân kinh doanh du lịch homestay, khi lượng khách quá tải, hộ dân đi trước đã thuyết phục những hộ dân khác cùng kinh doanh để chia sẻ lượng khách nhằm đảm bảo những điều kiện tối ưu và tôn trọng sức chứa cho không gian nhà. Hơn nữa, trong quản lý du lịch homestay, chính quyền địa phương quy định khoanh vùng hoạt động du lịch homestay tại một khu vực trong một xã. Chính quyền đã quy định những điểm khách du lịch được phép lưu trú trên tuyến hành trình tham quan làng bản. Các thành viên trong gia đình ngồi việc đảm bảo và duy trì sản xuất truyền thống cũng tự đảm nhiệm việc kinh doanh và phục vụ khách. Gia đình phục vụ khách chủ yếu là dịch vụ ngủ nghỉ, bên cạnh đó, cịn một số dịch vụ khác như ăn uống, bán hàng lưu niệm, hướng dẫn tham quan làng bản, tắm thuốc… Chính quyền địa phương quản lý về mặt hành chính, tiếp nhận đơn đăng ký kinh doanh của các hộ dân, sau đó thẩm định, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ cấp phép kinh doanh cho chủ nhà. Chính quyền địa phương cũng tiến hành kiểm tra và giám sát thường xuyên những điều kiện như vệ sinh, an tồn thực phẩm và tình hình hoạt 26 động kinh doanh nhằm đảm bảo một môi trường kinh doanh hợp pháp, lành mạnh.

1.7.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Hịa Bình.

Du lịch homestay ở Hịa Bình bắt đầu nhen nhóm từ năm 1962 – 1963 tại bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu. Nhưng đến khoảng năm 1994 mới chính thức hình thành, xác định rõ giá trị kinh tế của du lịch. Từ chỗ phát triển tự phát đến nay du lịch homestay ở Mai Châu đã phát triển khá mạnh. Mỗi hộ có thể tiếp đón từ 15 – 30 khách du lịch cùng lúc. Hộ gia đinh kinh doanh du lịch homestay đều có các trang thiết bị tiện nghi phục vụ lưu trú mang bản sắc văn hóa dân tộc. Các dịch vụ ăn ngủ, xem các tiết mục văn nghệ dân tộc, vui chơi giải trí do người dân tại điểm du lịch phục vụ. Về lao động, phịng nghiệp vụ du lịch (thuộc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với phịng văn hóa thơng tin Mai Châu mở các lớp tập huấn về du lịch cho các chủ hộ kinh doanh du lịch homestay. Kết quả đào tạo bước đầu có những tín hiệu vui: 15,19% lao động trực tiếp có bằng Trung Cấp, Cao Đẳng du lịch; 22,78% lao động trực tiếp có chứng nhận nâng cao nhận thức về du lịch. Về đầu tư, huyện Mai Châu đã xây dựng các đề án quản lí và phát triển du lịch, tập

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

trung vào các địa bàn trọng điểm, đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đến đầu tư vào du lịch Mai Châu. Giai đoạn 2001 – 2010, huyện Mai Châu đã đầu tư từ ngân sách và tiếp nhận vốn đầu tư tư nhân phát triển du lịch với tổng số tiền là 62,8 tỷ đồng.

Do những tác động nói trên năm 2010, doanh thu từ du lịch homestay ở Mai Châu tăng gấp 4,85 lần năm 2005. Đa phần khách du lịch nội địa đến Mai Châu đều cho rằng yếu tố hấp dẫn nhất để du lịch tại bản Lác là cộng đồng dân cư giàu bản sắc, sau đó mới kể đến các yếu tố như đêm giao lưu văn nghệ nồng ấm, đời sống thường nhật của người dân, phong cảnh đẹp, thức ăn ngon, khí hậu dễ chịu. Đối với du khách nước ngồi thì đánh giá cao yếu tố cộng đồng dân cư giàu bản sắc, đời sống thường nhật của người dân, thức ăn ngon, rồi mới đến các yếu tố khác.

Như vậy có thể thấy du lịch homestay đã góp phần giảm nghèo và xây dựng nơng thơn mới, tạo thêm cơ hội việc làm thơng qua đa dạng hóa các hoạt động du lịch để tăng thu nhập

Một số điểm du lịch homestay hấp dẫn ở Việt Nam:

Quảng Ninh: so với các tỉnh, thành phố khác, Quảng Ninh hội đủ các yếu tố để

khai thác du lịch homestay, do nơi đây là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hố, danh lam thắng cảnh, có các làng nghề truyền thống như làng nghề đan tre Hưng Học (Yên Hưng), làng nghề gốm sứ, làng trồng rau ở Đơng Triều. Đặc biệt Quảng Ninh cịn có Vịnh Hạ Long với những các làng chài thuỷ cư mang đậm nét văn hoá đặc trưng Hạ Long…

Cách đây một, hai năm, các cán bộ Trung tâm Bảo tồn văn hoá biển (Ban Quản lý Vịnh Hạ Long) đã có ý tưởng phát triển du lịch homestay ở làng chài Cửa Vạn. Theo đó, du khách tới đây sẽ ba cùng với ngư dân như cùng ăn, cùng ngủ và tham gia đánh lưới, thả lờ trên Vịnh. Du lịch homestay ở Quảng Ninh nói chung và làng chài Cửa Vạn nói riêng nhìn chung vẫn cịn là một dịch vụ khá mới mẻ so với những địa danh như Sapa hay Mai Châu. Tuy nhiên, với những thế mạnh du lịch vốn có, Quảng Ninh vẫn hứa hẹn sẽ là “miền đất hứa” cho những vị khách du lịch yêu thích trải nghiệm và ham khám phá.

Quảng Bình: khu vườn nhà xanh mát yên tĩnh nằm dưới chân núi đá vôi và

khuất nẻo cuối con đường băng qua giữa cánh đồng xanh cỏ ngày mưa, hứa hẹn những điều thú vị cho mơ hình du lịch homestay tại thôn Chày Lập (xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Chày Lập là điểm homestay đầu tiên được mở thí điểm mới từ đầu năm 2009, đến nay đã có một số đồn du khách Tây đến đây lưu trú. Hiện đang có nhiều cơng ty du lịch cũng đã đưa điểm homestay này vào tour giới thiệu với du khách nước ngồi. Tuyến du lịch homestay tại thơn Chày Lập (xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) do Chương trình lương thực vì sự tiến bộ của Quảng Bình và tổ chức Counterpart International Vietnam cùng đối tác là UBND huyện Bố Trạch đưa vào hoạt động từ tháng 2-2009 (thơng qua gói tài trợ 97.000 USD của Bộ Nơng nghiệp Hoa Kỳ).

Phố Cổ Hội An: ngày nay đang ngày càng được nhiều du khách quan tâm lựa

chọn vì vẻ mới mẻ và dân dã của nó. Chỉ trong một khoảng thời gian du lịch homestay ngắn ngủi, du khách vừa có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp của di sản văn hóa thế giới, vừa có thể hiểu thêm về nếp ăn ở, sinh hoạt cũng như nét văn hóa của cư dân Hội An. Đi chợ, nấu ăn và cùng thưởng thức các món ăn truyền thống là một phần trải nghiệm thú vị với homestay ở Hội An.

Đồng bằng sông Cửu Long: ở Việt Nam, du lịch homestay gần đây cũng phát

triển khá mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Một số tour du lịch đã trở thành thương hiệu của du lịch miệt vườn như chương trình “Về quê tát mương bắt cá” tại Cồn Phụng (Bến Tre), “Một ngày làm nông dân”, ở huyện Cái Bè (Vĩnh Long) hay “Bike Tour” ở TP Cần Thơ. Tại tỉnh Vĩnh Long, năm 2010, với hình thức “Tây ở nhà ta”, số lượng khách nghỉ đêm tại các điểm homestay đã chiếm hơn 40% tổng số khách quốc tế đến với tỉnh này….

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 là cơ sở lý luận, tóm tắt các khái niệm mang tính khái qt những vấn đề liên quan đến du lịch homestay: lịch sử hình thành, khái niệm đặc điểm, điều kiện phát triển, nêu ra vai trò của du lịch homestay và một số kinh nghiệm phát triển du lịch homestay trên thế giới và tại Việt Nam. Đây là cơ sở, tiền đề quan trọng để tiếp cận với loại hình du lịch homestay, trên cơ sở đó tiền hành thực địa tại huyện đảo Lý Sơn ở chương 2 và đưa ra giải pháp phát triển ở chương 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ơ฀ HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Giới thiệu về huyện đảo Lý Sơn

2.1.1. Vị trí

Lý Sơn là một huyện đảo duy nhất thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, Lý Sơn được gọi là “Cù lao Ré”, theo cách lí giải dân gian là “cù lao có nhiều cây ré”. Hịn đảo là vết tích cịn lại của một núi lửa với 5 miệng được hình thành cách đây khoảng 25-30 triệu năm.

Huyện Lý Sơn nằm án ngữ trên con đường ra biển Đông của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung qua cửa ngõ Dung Quất, có mối liên hệ chặt chẽ với các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh như: Khu kinh tế Dung Quất; thành phố Quảng Ngãi; khu du lịch Mỹ Khê và khu du lịch Sa Huỳnh. Lý Sơn cùng với khu du lịch Mỹ Khê, khu du lịch Sa Huỳnh tạo thành 03 đỉnh của tam giác có khả năng hình thành nên các khu du lịch biển của tỉnh có quy mơ lớn tương lai.

Huyện Lý Sơn sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 867/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 đã giải thể các xã An Bình, An Hải và An Vĩnh thuộc huyện Lý Sơn. Sau khi giải thể các xã, huyện Lý Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 1.039,8 ha (theo kiểm kê đất đai ngày 31/12/2019), chiếm 0,20% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Về mặt địa lý thật chưa thuận lợi, các đơn vị hành chính của huyện phân bố thành 2 khu vực: đảo lớn, đảo bé nằm cách nhau hơn 1,67 hải lý theo đường biển nên cũng có những khó khăn nhất định trong công tác quản lý cũng như việc điều hành các hoạt động chung của huyện.

Vị thế này của Lý Sơn đã đưa huyện đảo trở thành đơn vị hành chính tiền tiêu của đất nước, có vai trị đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có nhiều điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

Địa hình của Lý Sơn nhìn chung tương đối bằng phẳng, khơng có sơng ngịi lớn

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

nằm trong vùng nội thủy của Việt Nam, bốn phía là biển, là một cụm ba đảo như nững ngọn núi nhô cao giữa biển.

Đảo lớn nhất là đảo Lý Sơn (hay còn gọi là đảo Lớn, cù lao Ré vì ở đâu có nhiềucaay ré với năm hòn núi được gọi là Ngũ Linh hay Ngũ hành sơn 2 như Đà Nẵng: Núi Thới Lới, Hòn Tai, Hòn Sỏi, núi Giếng Tiền, Hịng Vung, trong đó núi Thới Lới lớn nhất. Đảo Bé nhỏ, nằm ở phí tây bắc đảo Lớn, cịn gọi là cù lao Bờ Bãi, có cư dân ở (nay là xã An Bình).

Phía đơng nam đảo lớn có hịn Mù Cu, một bãi đất đá nhơ lên giữa biển, khơng có người ở. Vùng biển ở đảo Lý Sơn có nhiều cá, nhiều loại hải sản, nhiều san hơ.

Đảo Lý Sơn có nhiều hang động tự nhiên như: hang Câu, hang Cò, hang Kẻ Cướp và những vết tích miệng núi lửa đã tắt.

Trên địa bàn huyện có 5 hịn núi dạng bát úp được hình thành do hoạt động của núi lửa trong đó cao nhất là núi Thới Lới (169m). Xung quanh các chân núi là dạng địa hình có dạng bậc thềm, độ dốc từ 8 độ đến 10 độ. Dạng địa hình nguồn gốc núi lửa chiếm 70% diện tích đảo. Theo hình thái nguồn gốc chia thành sườn vòm núi lửa, sườn họng núi lửa, đáy họng núi lửa và bề mặt lớp phủ bazan.

Nhóm địa hình nguồn gốc biển gồm các dạng: cách mái vịm – bóc mịn, vách mái mịn, bãi biển mài mịn, bãi biển mài mịn – tích tụ. Bãi biển mài mịn tích tụ và thềm tích tụ làm thành một đồng bằng bằng phẳng, nghiên thoải, hơi lượn sóng, độ dốc dưới 8 độ, thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp và bố trí dân cư, Đây chính là những vùng tập trung dân cư và là địa bàn sản xuất nông nghiệp trong điểm của huyện.

Địa hình bờ biển của huyện phần lớn là các vách và hốc sóng vỗ bờ tạo nên các hốc hang khá đẹp (hang Câu, chùa Hang...) Chính những địa hình vách đốc này đã tạo ra cho đã những nét hùng vĩ có gía trị về tham quan, du lịch.

Về mặt địa hình là đồng bằng tích tụ - mài mòn nghiên thoải bị chia cắt bởi các máng trũng bởi độ sâu khác nhau. Đảo nằm trên thềm lục địa có độ sâu trung bình dao động 50-60m. Điểm sâu nhất trong lãnh thổ huyện là 120m, ở phía đơng. Địa

hình đáy biển phân bậc rõ ràng, do vậy có thể sử dụng làm cầu cảng và tổ chức các hoạt động thể thao trên biển.

Khí hậu: Lý Sơn chịu tác động chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa trên vùng

biển nhiệt đới nóng, ẩm và có chế độ mưa trái mùa (từ tháng VIII – tháng II năm sau). Do Lý Sơn là huyện đảo trên biển Đơng, lại có vĩ độ thấp, nên chế độ nắng thuộc loại dồi dào nhất trong hệ thống các đảo ven bờ nước ta với tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2430,3giờ/năm. Nguồn nhiệt cao và độ nắng lớn trên phạm vi huyện đảo Lý Sơn có thể tiến hành khai tác cho các hoạt động du lịch nghĩ dưỡng quanh năm, đồng thời có thể sử dụng nguồn quang năng này để bố trí các trạm điện mặt trời phục vụ nhu cầu năng lượng của cư dân trên đảo.

Điều kiện khí hậu ở Lý sơn rất phù hợp với các cây đặc sản như hành, tỏi, cho phép phát triển một số loại cây ăn quả như đu đủ, chuối, na, dưa hấu,… và một số loại rau quả xanh. Ngồi ra khí hậu nơi đây cũng thuận lợi cho sức khỏe con nguời nhất là cho các hoạt động du lịch, nghĩ dưỡng, tắm biển.

Tài nguyên nước: Do địa hình tương đối đơn giản, đồng nhất, ít phân cắt, cộng

với diện tích đảo nhỏ nên mạng lưới suối trên đảo kém phát triển. Tuy nhiên trên đảo có hồ chứa nước ngọt núi Thới Lới phục vụ sản xuất cho nông dân nhưng vẫn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)