Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 92 - 93)

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

B. CƠ SƠ฀ THỰC TIỄN

3.2. Một số giải pháp

3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực

Lực lượng tham gia vào du lịch homestay chính là người dân địa phương. Hiện nay số hộ dân tham gia vào lực lượng lao động du lịch homestay tại huyện đảo Lý Sơn còn hạn chế cả về số lượng và trình độ chun mơn nghiệp vụ. Trong thời gian tới để phát triển đội ngũ lao động du lịch tại huyện đảo Lý Sơn cần thực hiện một số giải pháp sau:

Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về du lịch nói chung và loại hình du lịch homestay nói riêng, giáo dục cho họ thái độ phục vụ khách du lịch một cách thân thiện, cởi mở, cách giao tiếp ứng xử với khách du lịch.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch trước mắt cũng như lâu dài là nhiệm vụ có tính chiến lược. Trọng tâm của công tác này là tập trung đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao cho đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch.

Phát triển nhân lực với sự tham gia của cộng đồng địa phương: Tập trung mở các lớp đào tạo nghề cho các hộ dân trực tiếp tham gia phục vụ khách. Hình thức chủ yếu là đào tạo các khóa ngắn hạn, phối hợp chặt chẽ với các trường trung cấp nghiệp vụ và các trung tâm dạy nghề để tổ chức các khóa học cho những người

tham gia trực tiếp vào đón và phục vụ khách, mỗi hộ có thể cử người đi học và mỗi hộ làm du lịch homestay cần có một người quản lý hoạt động du lịch của hộ gia đình mình.

Ngồi ra, cũng cần tập trung chủ yếu vào các hoạt động nâng cao nhận thức về các vấn đề có liên quan tới hoạt động du lịch như hiểu biết về giá trị của tài nguyên và môi trường, hiểu biết xã hội, những kiến thức có liên quan đến pháp luật, mục đích của du lịch homestay, du lịch bền vững… hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ về buồng phòng, bếp và hướng dẫn viên du lịch, khơng chỉ có tác dụng khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và hoạt động du lịch đem lại lợi ích kinh tế mà còn đáp ứng nhu cầu của khách muốn được tiếp xúc nhiều hơn với người dân và đời sống bản xứ, nâng cao chất lượng các tour du lịch homestay và bảo tồn được giá trị cũng như vẻ đẹp nguyên thủy về tài nguyên du lịch tại đảo.

Mở thêm lớp bổ túc kiến thức tiếng anh giao tiếp cơ bản cho các hộ dân tham gia loại hình du lịch homestay để phục vụ du khách được tốt hơn.

Khuyến khích người dân khơi phục, phát triển nghề thủ công truyền thống theo mơ hình hộ gia đình. Qua đó phổ biến cho họ các kỹ năng bán hàng chính từ các sản phẩm của mình cho khách du lịch.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)