Bảo vệ tài nguyên môi trường

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 89 - 91)

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

B. CƠ SƠ฀ THỰC TIỄN

3.2. Một số giải pháp

3.2.3. Bảo vệ tài nguyên môi trường

Bên cạnh việc khai thác tài nguyên du lịch cũng cần kết hợp với bảo tồn để hướng đến phát triển bền vững. Để hỗ trợ công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch tại huyện đảo Lý Sơn cần thực hiện một số giải pháp sau:

Đối với tài nguyên thiên nhiên:

Đầu tiên, cần có những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về ý thức bảo vệ tài ngun mơi trường thơng qua chương trình giáo dục, chương trình đào tạo nguồn nhân lực tại xã. Phối hợp với các ngành giáo dục đưa giáo dục môi trường vào chương trình chính khóa và ngoại khóa của giáo dục phổ thông đồng thời với việc thường xuyên tổ chức các buổi họp cộng đồng.

Nâng cao nhận thức của các đối tượng về giá trị của tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, kho dự trữ thiên nhiên quý hiếm, bảo tồn những cảnh quan độc đáo, các loài đặc hữu của địa phương.

Giáo dục một số kỹ năng bảo vệ mơi trường như: phịng chống cháy cây cối tự nhiên, bảo vệ các loài động vật quý hiếm, giữ gìn mơi trường cảnh quan khơng ơ nhiễm nguồn nước biển, và những cơng việc cần làm khi có tình huống xấu xảy ra…

Giáo dục về đạo đức môi trường và cách ứng xử thân thiện với môi trường cho cả người dân và khách du lịch.

Ngoài ra, một biện pháp cần thực hiện ngay đó là:

Xây dựng các thùng rác và nội quy bảo vệ môi trường và tơn trọng nền văn hóa bản địa trên các tuyến du lịch thuộc xã với nguyên tắc thân thiện với môi trường,

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Văn Hồi

cần có những giải pháp kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu nguồn rác thải và xử lý ô nhiễm môi trường.

Quán triệt sâu sắc chỉ thị số 07 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường giữ trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, đồng thời bổ sung vào các chương trình du lịch homestay các hoạt động cụ thể như tạo điều kiện cho khách du lịch cùng nhân dân tham gia trồng cây lưu niệm, tham quan các khu vực có hệ động thực vật quý hiếm, thu gom rác và vệ sinh làng xã, sửa sang trường học và các cơng trình cơng cộng khác. Để làm được điều đó cần xây dựng một chương trình du lịch độc đáo, hướng đến du lịch xanh và con người thân thiện.

Đối với tài nguyên nhân văn:

Xây dựng và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các món ăn truyền thống và mang đậm bản sắc địa phương. Qua đó cũng là dịp để giới thiệu đến khách du lịch, đồng thời đây cũng là các sự kiện thu hút sự chú ý của du khách và người dân địa phương.

Nghiên cứu, khơi phục lại nét văn hóa truyền thống của cư dân trên đảo: lễ hội, các điệu múa, bài hát, thơ văn, lễ hội về đảo. Xây dựng các đội văn nghệ dân gian thu hút sự tham gia của tất cả các hộ gia đình trong các xã, thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm. Đây là đội văn nghệ nòng cốt cho phong trào văn hóa, văn nghệ của xã và sẽ là đội văn nghệ tham gia biễu diễn phục vụ khách.

Tìm hiểu về các nghề truyền thống của địa phương, đồng thời có biện pháp khôi phục lại các nghề này vừa bảo tồn, tôn tạo những ngành nghề truyền thống của địa phương vừa tạo cơ hội phát triển kinh tế cho nhân dân.

Đồng thời cần tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp dân cư về trách nhiệm bảo tồn các di sản cũng như để người dân thấy được tầm quan trọng của công tác bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc mình, cũng như họ sẽ biết cách để giữ gìn truyền thống ấy.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)