Về tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 85 - 88)

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

B. CƠ SƠ฀ THỰC TIỄN

3.2. Một số giải pháp

3.2.1. Về tổ chức quản lý

Thực tế hiện nay cho thấy, loại hình du lịch homestay tại huyện đảo Lý Sơn cịn mang tính chất địa phương, manh mún, nhỏ lẻ và tự phát. Để hoạt động du lịch homestay tại huyện đảo Lý Sơn thực sự phát triển thì điều nhất thiết phải làm hiện nay là hoàn thiện về ban quản lý, đẩy mạnh hoạt động ban quản lý, thực hiện chế độ

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

báo cáo thường. Kỹ năng đón tiếp, phục vụ khách du lịch của bà con ở các bản du lịch cộng đồng cịn thiếu tính chun nghiệp. Mơ hình quản lý các hoạt động du lịch của các bản vẫn chưa được định hình. Cơ chế quản lý đối với du khách quốc tế còn chưa thực sự thuận lợi. Vai trị của chính quyền cơ sở và các đoàn thể trong việc phát triển du lịch chưa thực sự rõ nét. Với tất cả những yếu tố đó đã dẫn tới lượng khách du lịch đến với các bản du lịch còn hạn chế, chưa thường xuyên và chưa ổn định.Vì vậy, cần có những chính sách và cơ chế rõ ràng, cụ thể như sau:

Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền xã, các hộ dân làm du lịch homestay và các cơng ty du lịch. Đưa ra các chính sách về ưu tiên cho người dân tại đảo tự tổ chức và làm du lịch homestay, phục vụ mọi nhu cầu của khách như một công ty tour: hướng dẫn khách tham quan, giới thiệu điểm đến du lịch, các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh và tổ chức ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi cho khách…

Cần có các chính sách hỗ trợ người dân về cơ sở vật chất phục vụ và có chính sách phát triển đồng đều giữa các hộ gia đình trong xã để tất cả người dân đều có thể tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên cũng như vốn văn hóa truyền thống của nhân dân địa phương.

Ban quan lý nên có chính sách thu phí các dịch vụ và các điểm tham quan du lịch tại đảo để Ban quản lý có thêm nguồn thu vào ngân sách của địa phương và dùng trong việc tôn tạo các điểm du lịch góp phần chỉ đạo cơng tác giữ gìn trật tự an ninh chính trị, an tồn xã hội và cơng tác giữ gìn cảnh quan mơi trường, giữ gìn nguồn tài ngun của địa phương. Từ đó, khuyến khích hơn nữa sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch và nhận thức được những lợi ích có thể đạt được khi họ tham gia vào loại hình du lịch homestay. Huyện Lý Sơn, ban quản lý dự án cũng cần xây dựng các chương trình du lịch có tính giáo dục về các giá trị đặc trưng của đảo về các giá trị văn hóa của địa phương để ngày càng nâng cao tri thức và lịng tơn trọng của cộng đồng địa phương đối với các di sản của họ, khuyến khích các hộ gia đình tham gia vào bảo vệ các di tích ở địa phương mình cũng như nét văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc mình. Nhằm chỉ đạo cơng tác giữ gìn

an ninh trật tự chính trị, an tồn xã hội và cơng tác giữ gìn cảnh quan mơi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên của địa phương, đồng thời giúp đầu tư vào các cơ sở vật chất, bảo tồn các tài nguyên du lịch tại đảo.

Chính quyền xã cần có những phương án và tìm ra đâu là những giá trị nét riêng mà đảo cần giữ gìn và phát triển nét riêng đó để thu hút khách du lịch về homestay hơn nữa. Có thể khẳng định, du lịch homestay sẽ mang lại nguồn thu đáng kể, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và làm giàu. Nhưng nếu địa phương khơng vào cuộc, có định hướng sản phẩm rõ ràng, khơng quan tâm đầu tư nguồn vốn đúng mức thì hiệu quả sẽ khơng cao. Sản phẩm giống nhau dẫn đến tình trạng bản sắc văn hóa của địa phương bị lai tạp, những nét hay, nét riêng biệt đặc sắc của văn hóa, ẩm thực các địa phương bị mai một dần nên tổ chức giúp đỡ các hộ thiếu trang thiết bị, hỗ trợ và dạy cho các chủ hộ để có thể chuyển sang cung cấp các dịch vụ khác như: làm hàng thủ công mỹ nghệ, cung cấp nguồn thực phẩm. Và quan trọng hơn là khơng có điểm nhấn để thu hút du khách.

Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa của đảo Lý Sơn và tăng cường phát triển các khu du lịch, các điểm đến du lịch điểm mạnh của đảo như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa…

Chính quyền xã cần hợp tác với nhiều nhà đầu tư du lịch để khai thác những tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch homestay tại đảo Lý Sơn. Với chức năng là cơ quan tham mưu về lĩnh vực phát triển du lịch, cam kết sẽ tham mưu tỉnh tiếp tục ban hành những cơ chế, chính sách ưu đãi và ln đồng hành cùng nhà đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn để mở rộng và phát triển du lịch tại đảo.

Xúc tiến các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, cán bộ quản lý của các cơ sở du lịch, khách sạn trên phạm vi toàn huyện, phù hợp với nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo trong phạm vi cả nước. Cử cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ về quản lý và kinh để nâng cao trình độ quản lý và đưa du lịch huyện từng bước hội nhập vào hoạt động du lịch của toàn tỉnh và các tỉnh trong khu vực.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Văn Hoài

Du lịch homestay cũng là một loại hình du lịch bảo vệ mơi trường. Việc làm vô cùng cần thiết đối với các hãng lữ hành là nâng cao ý thức của các thành phần khách du lịch mà công ty đang khai thác. Ngày nay, du lịch không đơn thuần chỉ là tham quan, khám phá những cảnh đẹp của nơi du khách đến mà du khách cịn có thể hịa mình vào thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên như chính người dân bản địa nơi đây. Trước khi áp dụng loại hình du lịch này các cơ quan quản lý nhà nước và công ty lữ hành cần có những chính sách nhằm giáo dục ý thức của người dân trước khi đi vào khai thác điểm du lịch ấy.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)