PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
B. CƠ SƠ THỰC TIỄN
2.1. Giới thiệu về huyện đảo Lý Sơn
2.1.6. Hoạt động du lịc hở đảo Lý Sơn
Hoạt động du lịch của huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn được hình thành cách đây vài triệu năm do vận động phun trào nham thách của núi lửa đã nâng những lớp đá trầm tích nhơ khỏi mặt nước biển. Chính những yếu tố đặc biệt của địa chất và thiên nhiên nên con người Lý Sơn cũng có một cái gì đó rất đặc biệt, đằm thắm hơn so với người dân các vùng biển khác của Quảng Ngãi.
Nằm cách đảo Lớn chừng 3 hải lý về phía Tây Bắc, đảo Bé vẫn cịn ngun nét hoang sơ mà tạo hóa ban tặng. Đảo Bé sở hữu một trong những rạn san hô đẹp nhất cả nước, khơng chỉ có màu sắc đa dạng mà cịn có tuổi đời cao. Bãi rạn san hơ này cịn là nơi cư ngụ của một quần thể động thực vật thủy sinh phong phú, với nhiều màu sắc sặc sỡ và hình dáng đa dạng. Vì vậy, một trong những hoạt động được du khách ưa chuộng nhất tại đảo Bé là lặn biển khám phá hệ sinh vật biển phong phú, đa dạng với những đàn cá tung tăng bơi lô ži hay những dải san hô rực rỡ sắc màu…
Huyện đảo Lý Sơn có lợi thế về phát triển du lịch vì có nhiều quang cảnh thiên nhiên đẹp, hoang sơ kỳ vĩ; nhiều di tích, tư liệu lịch sử và các lễ hội dân gian độc đáo mang bản sắc riêng, đặc biệt là truyền thống lịch sử đấu tranh, xây dựng bảo vệ và giữ gìn hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa. Bằng nỗ lực, cách làm sáng tạo, Lý Sơn đã quảng bá rộng khắp hình ảnh huyện đảo, tạo tiềm lực cho ngành dịch vụ du lịch từng bước phát triển và ngày thêm khởi sắc.
Từ năm 2014 đến nay, Lý Sơn đã thu hút lượng khách lớn trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Do đó các ngành dịch vụ của Lý Sơn có điều kiện phát triển và khẳng định vị thế trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của huyện theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Lý Sơn đang là địa chỉ, điểm đến du lịch hấp dẫn, đầy hứa hẹn mà trước đây du khách trong và ngồi nước ít biết đến.ng
Lý Sơn có tiềm năng văn hóa phong phú, là nơi lưu truyền nhiều truyền thuyết, chuyê žn kể, dân ca; nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như tục thờ cá Ơng, lễ hơ ži đua thuyền tứ linh đầu xuân, lễ khao lề thế lính Hồng Sa vào tháng 2 và tháng 3 (âm lịch)… Trên đảo Lý Sơn cịn có nhiều hiê žn vâ žt bằng đá, gốm sứ Trung Hoa,
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Văn Hoài
Chăm, Đại Viê žt. Trong lịng đảo ẩn chứa rất nhiều di chỉ văn hóa Chăm và Sa Huỳnh. Đă žc biê žt, nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liê žu quan trọng minh chứng khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam từ xa xưa.
Năm 2007, du khách từ thành phố Quảng Ngãi đi theo quốc lộ 24B về cảng Sa Kỳ, sau đó ra đảo bằng tàu cao tốc và thuê xe máy để đến các di tích trên đảo. Khi lưu trú trên đảo, du khách sẽ được thưởng thức các món hải sản và các đặc sản gỏi tỏi, gỏi cá cơm, rong biển trộn (rau cum cúm), cháo nhum (cầu gai)... Từ đảo lớn khách du lịch lại có thể đi cano sang đảo bé để tắm và bơi tại bãi dừa. Nước biển tại đây trong và sóng lặng. Trên đảo có ba di tích quốc gia: đình làng An Hải (di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa bên trên), Âm linh tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa – Trường Sa), Chùa Hang. Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng đã được tìm thấy trên đảo, như suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa. Và 24 chùa, am.
Ngày 13 tháng 07 năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định công nhận Tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn gồm các điểm du lịch tại huyện Lý Sơn theo các tuyến: Chùa Hang, Đình làng An Hải, Chùa Đục, Miệng núi Lửa, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa – Trường Sa, Âm linh tự và một số nhà cổ tại huyện Lý Sơn. Huyện đảo được mệnh danh là “Vương quốc tỏi” vì sản phẩm tỏi có hương vị đặc biệt. Các hàm lượng chất có trong tỏi ln cao hơn tỏi được trồng ở những nơi khác.
Đến Lý Sơn, khơng có khách sạn hạng sang, món ăn cao lương mỹ vị nhưng đến với Lý Sơn du khách được hịa mình vào cảnh sắc thiên nhiên, khí trời, hương biển nồng nàn, được thưởng thức những món ăn dân dã. Lý Sơn thực sự không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của một hòn đảo ngọc, mà ở mảnh đất thiêng này còn là bảo tàng sống khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Tổ quốc.
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã đặt vấn đề với huyện Lý Sơn để đưa vào khai thác loại hình du lịch sinh thái biển đảo và du lịch dựa vào cộng đồng. Đó là đưa du khách vào ở trong các nhà dân, nhà cổ, đồng thời
tìm hiểu văn hóa lịch sử của huyện đảo. Lý Sơn có những điều kiện du lịch hết sức độc đáo mà khơng nơi nào có được, đó là du lịch sinh thái biển và tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa. Hiện cơng ty TNHH truyền thơng và du lịch Lý Sơn xúc tiến để đưa vào khai thác loại hình du lịch lặn biển, ngắm san hơ, câu cá và nghe hát nhạc cổ. Ngoài ra, nếu khách có nhu cầu thì sẽ đưa khách lưu trú tại những ngôi nhà cổ trên huyện đảo.
Trong những năm gần đây, khách du lịch đến tham quan Lý Sơn gia tăng đã thúc đẩy những ngành dịch vụ khác tại huyện đảo phát triển.
Bảng 2.1: Lượng du khách và doanh thu dịch vụ du lịch biển huyện đảo Lý SơnChỉ tiêu đvt 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Chỉ tiêu đvt 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng lượt khách Người 6.590 8.237 8.80 0 8.200 8.70 0 28.95 4 36.62 0 95.035 Khách nội địa Người 6.492 8.114 8.68 0 8.155 8.60 2 28.75 9 36.23 9 94.540 Khách quốc tế Người 98 123 120 45 98 195 381 495 Tổng doanh thu Tỷ đồng 3.925 4.118 5.28 0 4.920 5.22 0 34.62 4 43.94 4 114.40 0
(Nguồn: Đề án phát triển kinh tế biển, đảo Quảng Ngãi đến năm 2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, ban hành ngày 31-7-2017)
Thơng qua bản số liệu thì năm 2007 là năm khai trương mở tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn và xây dựng Đề án phát triển du lịch biển đảo Lý Sơn giai đoạn 2007- 2010 và định hướng đến năm 2015. Từ đó đến nay ngành du lịch Lý Sơn đã đạt được những kết quả như sau:
Năm 2008 thu hút khoảng 2500 tổng lượt khách, doanh thu ước đạt khoảng 1.250.000.000đ, đạt 38% so với kế hoạch năm. Tăng 14% so với năm 2007, trong đó khách quốc tế là 147 lượt, đạt 100% so với kế hoạch năm, tăng 24% so với năm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Văn Hoài
2007. Năm 2009 đạt khoảng 4.515 tổng lượt khách. trong đố khách quốc tế đạt 42 lượt doanh thu ướt đạt 2.278.500.000, đạt 43,5% kế hoạch năm.
Trong năm 2010 lượng khách du lịch đến với Lý Sơn ngày càng tăng trong năm đã đón được 8800 tổng lượt khách, doanh thu ước đạt 5.280.000.000đ, đạt 85% kế hoạch năm, trong đó khách Quốc tế 120 lược chiếm 1,1% trong tổng lượt khách, các dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống trên địa bàn có chiều hướng phát triển, bước đầu phục vụ có hiệu quả cho nhu cầu sử dụng dịch vụ của du khách. Trong năm 2010 đã hổ trợ cho di tích Âm Linh Tự 20.000.000đ để sữa chữa cơng trình phụ và phục vụ tốt cho nhu cầu của du khách tham quan.
Năm 2011 lượng khách đến Lý Sơn ước khoảng 9.450 tổng lượt khách, doanh thu ước đạt 6.142.500.000, trong đó có 200 lượt khách quốc tế.
Trong năm 2012 khách du lịch đến với Lý Sơn ước tính là 10.690 doanh thu đạt 7.483.000.000.
Năm 2013 là năm bắt đầu có sự khởi sắc mạnh mẽ của ngành du lịch Lý Sơn khi đón 28,854 lượt khách, gấp 3.32 lần so với 2012, đạt doanh thu 34.62 tỷ đồng, gấp 3.31 lần so với 2012.
Năm 2014 có 36.620 lượt du khách đến đảo (trong đó có 381 du khách quốc tế), tăng 26,3% so với 2013. Theo đó sức mua, tiêu dùng trong huyện đã nâng mức dịch vụ bán lẻ hàng hóa năm 2014 lên 393,656 tỷ đồng, tăng 23,56% so với 2013 với 851 hộ kinh doanh, dịch vụ, tăng 40 hộ so với 2013, giải quyết được 1.198 lao động có thu nhập ổn định; các loại hình dịch vụ có bước phát triển mới, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.
Năm 2015, nhờ hệ thống dịch vụ được tiếp tục cải thiện như ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn, các đội tàu biển chuyên phục vụ du khách và việc đi lại, mua sắm, vui chơi giải trí… thuận lợi, văn minh nên lượng du khách đến đảo tăng cao, đạt 95.035 lượt khách (trong đó có 495 du khách quốc tế) gấp 2,6 lần so với năm 2014 và gấp 10,8 lần so với năm 2010, bình quân tăng 60,9%/năm, doanh thu dịch vụ du lịch biển tăng bình quân 85%/năm.
Đến năm 2016, Lý Sơn đã đón 164.900 lượt du khách, trong đó có 933 lượt du
khách quốc tế, tăng 69.900 lượt du khách so với 2015. Đặc biệt, từ khi UBND tỉnh tổ chức Lễ khao lề thế lính Hồng Sa với quy mơ cấp tỉnh (2014) và Lý Sơn có điện từ mạng lưới điện quốc gia (8-2014), lượng du khách đến Lý Sơn tăng đột biến. Tính đến tháng 10-2017, Lý Sơn đón hơn 200.000 lượt du khách với 110 cơ sở dịch vụ lưu trú hoạt động, trong đó có 6 khách sạn, 47 nhà nghỉ, 5 nhà trọ, 56 hộ gia đình du lịch homestay.