Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 45 - 47)

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

B. CƠ SƠ฀ THỰC TIỄN

2.1. Giới thiệu về huyện đảo Lý Sơn

2.1.5.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Đảo Lý Sơn ẩn chứa những vẻ đẹp tiềm ẩn kích thích du khách tìm tịi và khám phá. Hịn đảo cách đất liền khoảng 15 hải lý về phía Đơng Bắc của tỉnh Quảng Ngãi với 5 ngọn núi nhấp nhô trùng điệp giữa đại dương mênh mông. Cùng với gần 100 di tích lịch sử văn hóa, Lý Sơn thực sự là điểm đến tham quan du lịch và nghỉ dưỡng lý tưởng của nhiều người.

Trên một huyện đảo chỉ rộng 10km2, đến nay Lý Sơn đã có 01 lễ hội được cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia, 03 di tích được cơng nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia cùng 07 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Đến với Lý Sơn, ngoài việc thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh, những tuyệt tác thiên nhiên giữa bốn bề sóng biển, du khách cịn có dịp thăm các ngơi nhà cổ có hàng trăm năm tuổi, nhiều di tích lịch sử văn hóa và loại hình lễ hội truyền thống như lễ hội đình làng an Hải, Hội dồi bịng và lễ hội đua thuyền truyền thống hàng năm…

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Văn Hồi Cổng Tị Vị: Là địa điểm du lịch của Lý Sơn được tạo hoá tự tay “xây dựng”

trong hàng trăm triệu năm. Vật liệu được thiên nhiên sử dụng chính là dịng nham thạch nóng chảy phun trào từ núi lửa và nước biển để tạo thành vòm cổng bằng đá cao khoảng 2.5m. Xung quanh cổng Tò Vò là những bãi đá nham thạch đen bóng với đủ loại hình dáng nhấp nhơ trên mặt nước trong xanh.

Hang Câu Thạch Động: Hang Câu nằm ở thôn Đông, xã An Hải dưới chân núi

Thới Lới, Hang Câu có một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển, một bên là núi. Hang Câu được gió và sóng biển mài mịn, “kht sâu” vào lịng núi và được hình thành cách đây hàng nghìn năm từ nham thạch. Khung cảnh ở đấy còn rất hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách. Nơi đây khơng khí rất trong lành, gió thổi lồng lộng và gió thổi quanh năm vỗ vào ghềnh đá – được tạo thành từ nham thạch, cao hàng trăm mét, trông rất nên thơ và hùng vĩ. Hang Câu bên cạnh khung cảnh khung cảnh phía vực núi, với những mơ đá bị sóng biển và gió bào mịm nhơ ra phía biển là những cồn đá phẳng lì, phủ một lớp rêu xanh được sóng biển ngày đêm vỗ vào tung bọt trắng xóa. Nước biển ở đây cũng trong xanh đến lạ, đứng trên ghềnh đá phía sát mép biển có thể nhìn từng đồn cá bơi lội lăn tăn dưới nước có độ sâu đến vài mét. Và đây cũng là nơi tắm biển hết sức thú vị, có thể vừa ngâm mình vào dịng nước mát để làm dịu đi cái nắng gió của xứ đảo vừa có thể quan sát vạn vật thủy sinh dưới lòng biển bơi lộ.

Núi Giếng Tiền: Nếu núi Thới Lới tồn đá thì núi Giếng Tiền lại có rất nhiều đất

đỏ, giống đất bazan Tây Ngun. Lịng Giếng Tiền cũng có miệng núi lửa nhưng không lớn bằng núi Thới Lới. Cùng với cát lấy từ biển quanh đảo, lại đất đỏ núi Giếng Tiền này được người dân Lý Sơn lấy về rãi lên ruộng, thành lớp phân để bón tỏi. Chính loại đất và cát ấy đã tạo nên hương vị riêng cho tỏi Lý Sơn. Cũng tại miệng núi Giếng Tiền, có một khoảng đất nhỏ, dù là đất đỏ nhưng lại không một loại cây cỏ nào mọc được. Theo quan niệm của người dân nơi đây, đây chính là vùng đất thiêng, đất tinh khiết nhất nên người ta thường lấy về làm cốt cho những ngơi mộ gió của Đội Kiêm Quản Bắc Hải đã hy sinh khi đi bảo vệ Hoàng Sa từ thời Minh Mạng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)