PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
B. CƠ SƠ THỰC TIỄN
2.3. Đánh giá chung về điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tạ
2.3.1. Thuận lợi
Trước hết, phải khẳng định đảo Lý Sơn có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch homestay.
Lý Sơn có điều kiện có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển loại hình du lịch homestay và du lịch nghỉ dưỡng.
Nơi đây có sự tích tụ của nhiều di tích lịch sử văn hóa và một hệ thống di sản văn hóa phi vật thể độc đáo. Ngồi ra Lý Sơn cịn có các điểm du lịch tự nhiên vẫn còn rất hoang sơ, nhưng nét đẹp của nó thì khơng thua kém gì các điểm du lịch tự nhiên khác nằm trong phạm vi tỉnh.
Có các ngơi nhà cổ cùng các câu chuyện lịch sử còn vang vọng cho đến ngày nay. Người dân Lý Sơn rất mến khách, khi du khách mở lòng tiếp xúc thơi thì tơi chắc du khách sẽ thấy yêu hơn mảnh đất, con người nơi này.
Lý Sơn đang dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, sơ sở vật chất kỹ thuật. Nhất là về hệ thống giao thông đường thủy đã được cải thiện dáng kể phục vụ nhu cầu của du khách
Công tác tuyên truyền đã được xúc tiến. Hướng dẫn cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện đúng các quy định của luật du lịch. Đài phát thanh huyện cũng đã mở chuyên mục giới thiệu chuyên đề du lịch, phối hợp với cơ quan báo chí giới thiệu tiềm năng du lịch Lý Sơn, tham mưu cho UBND đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tái bản sách “ Lý Sơn đảo du lịch lý t ởng và “Văn hóa truyền thốngƣ
Lý Sơn”.
Đã vận động và có sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch homestay, dự kiến trong thời gian tơi, du lịch homestay sẽ là loại hình du lịch chủ đạo của du lịch đảo Lý Sơn.
Nhà nước đã có các chính sách, kế hoạch đầu tư vào ngành du lịch huyện một cách cụ thể, dự kiến đến năm 2030 Lý Sơn sẽ là điểm du lịch hấp dẫn và thu hút số đông du khách khi đến du lịch tại dãy đất miền Trung. Qua khảo sát có thể nhận
định nhà cổ trên đảo rất phù hợp và thuận lợi để phát triển loại hình du lịc homestay, ngồi việc cung cấp chỗ ăn, ngủ chu đáo, du khách sẽ sinh hoạt chung với cộng đồng địa phương như thành viên trong gia đình thơng qua những hoat động tập thể để trải nghiệm các giá trị sống và văn hóa của “ vương quốc tỏi”.
2.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì du lịch Lý Sơn cịn có các khó khăn như: ngành du lịch Lý Sơn phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, hạ tầng du lịch cịn ở mức sơ khai, chưa hình thành được các khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch còn nghèo, số lượng cơ sở lưu trú cịn ít, cơng tác xúc tiến quảng bá cịn hạn chế, chất lượng lao động trong lĩnh vực du lịch thấp, hầu hết chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức.
Tuy đã được hồn thiện về mạng lưới giao thơng giúp người dân và du khách đi lại thuận tiện nhưng bên cạnh đó có thể nói giao thơng cũng là một trong những bất lợi lớn nhất cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của huyện. Cơ sở hạ tầng chưa được nhà nước đầu tư một cách triệt để.
Do đặc thù là hoạt động kinh doanh du lịch mới được chú trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện, du lịch bước đầu phát triển nhưng chủ yếu mang tính tự phát. Mặc khác, du lịch là một lĩnh vực hấp dẫn nên có nhiều ngành nhiều cấp tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn huyện.
Thực tế hiện nay cho thấy, loại hình du lịch homestay tại huyện đảo Lý Sơn cịn mang tính chất địa phương, manh mún, nhỏ lẻ và tự phát.
Ý thức của người dân và bảo vệ môi trường chưa cao. Trước hết phải kể đến việc cộng đồng địa phương tại đảo sinh sống bằng nghề biển, nên hàng ngày có rất nhiều người dân đi vớt rong mơ về phơi khô và bán lại, việc khai thác triệt để nguồn tài nguyên này là làm cho tài nguyên biển đảo Lý sơn gần như cạn kiệt và mất đi lớp thảm thực vật mà trước đây Lý Sơn được coi là nơi có các hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển cao. Các nguồn gen của các sinh vật biển quý hiếm cũng bị người dân dùng các loại thuốc nổ khai thác cạn kiệt. Ý thức bảo vệ môi tường của người dân
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Văn Hồi
chưa được cao, vì sống gần biển nên tất các các chất thải sinh hoạt hay các rác thải từ hoạt động sinh hoạt hằng ngày đều được xả ra. Do vậy người dân Lý Sơn trên đảo hàng ngày đành mang rác thải ra đổ thẳng xuống biển.
Loại hình du lịch homestay mới chỉ được triển khai tại Lý Sơn trong thời gian gần đây, nhưng các cơ sở chính quyền và cơng ty du lịch chưa có biện pháp để nâng cao hiểu biết về làm du lịch cho người dân địa phương.
Công tác marketing chưa được triển khai tồn diện, hoạt động quảng bá khơng cao nên các nhà đầu tư khơng thấy được những lợi thế sẵn có của Lý Sơn nên họ dường như rất hoang mang và khơng muốn đầu tư. Chính vì khơng có chiến lượt phát triển và quảng bá rộng khắp, nên Lý Sơn dã bỏ qua rất nhiều cơ hội có thể phát triển.
Các cơ sở lưu trú tại Lý Sơn chưa có nhiều và vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Vừa qua thời gian diễn ra lễ khao lề thế lính Hồng Sa tại Lý Sơn nhu cầu của du khách tham gia loại hình du lịch homestay là rất cao, một phần là du khách muốn tìm hiểu về nguồn gốc lễ hội thông qua cộng đồng địa phương, phần khác là vì các cơ sở lưu trú như khách sạn nhà nghỉ tại Lý Sơn không đủ để đáp ứng nhu cầu của du khách trong dịp đại lễ.
Nguồn nhân lực tại Lý Sơn vẫn cịn rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, đã đi sâu vào việc tìm hiểu tổng quan du lịch của huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi bao gồm: điều kiện để phát triển loại hình du lịch homestay ở huyện đảo Lý Sơn, doanh thu và lượt khách du lịch tại Lý Sơn. Tác giả tiến hành thu thập thông tin, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau để có thể nắm rõ hơn về tổng quan du lịch của Lý Sơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch Homestay tại Lý Sơn. Tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát đánh giá của du khách về chất lượng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển hành khách và đưa đánh giá chung về thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay tại Lý Sơn . Như vậy, trong chương 2 tác giả đi sâu vào nghiên cứu thực trạng của vấn đề, từ đó là cơ sở để định hướng đề ra giải pháp về phát triển loại hình du lịch Homestay tại đảo Lý Sơn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Văn Hoài
CHƯƠNG 3: MƠ•T SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY