Tổng hợp ý thức khả năng thoát nghèo năm 2018 Xã Phước Lưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại xã phước lưu, huyện trảng bàng, tỉnh tây ninh (Trang 82 - 84)

Lưu

Tần xuất (hộ) Tỷ lệ (%)

Muốn thoát nghèo 13 23,63

Không muốn thoát nghèo 23 41,82

Không có điều kiện thoát nghèo 19 34,55

Tổng cộng 55 100

Nguồn: Kết quả khảo sát trên địa bàn Xã Phước Lưu- Huyện Trảng Bàng

Qua phân tích cho thấy 41,82% hộ nghèo vẫn không muốn thoát nghèo vì họ nghĩ rằng có tên trong danh sách hộ nghèo thì họ được rất nhiều quyền lợi như: con cái đi học được miễn, giãm học phí, được bảo hiểm y tế, tặng quà, hỗ trợ tiền điện, nước, xây nhà đại đoàn kết… từ đó tình trạng tách hộ, nhất là con tách bố mẹ ra ở riêng, hộ khẩu riêng để được hộ nghèo vẫn còn tồn tại. Một số ít hộ nghèo còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội.

Có đến 34,55% hộ nghèo không có điều kiện thoát nghèo vì hầu hết các hộ nghèo thường có chung hoàn cảnh là tình trạng đông con không được đầu tư học hành, thiếu phương tiện và tư liệu sản xuất, diện tích nhà ở chật hẹp, không có

phương án làm ăn hiệu quả, thiếu ý thức, không có điều kiện đầu tư trang bị kiến thức, tay nghề để nâng cao chất lượng và năng suất lao động, bằng lòng với cuộc sống hiện tại, không chịu khó làm ăn dẫn đến thất nghiệp và va vào tệ nạn xã hộị, một số hộ khác có vươn lên đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập còn nằm sát chuẩn nghèo khá nhiều nên nguy cơ tái nghèo cao.

2.4.2.3. Tổ chức thực hiện một số chính sách GNĐC và huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư vào thực hiện chính sách GNĐC chưa nhiều

Một số chính sách trợ giúp người nghèo, hộ nghèo chưa được thực hiện tốt. Việc triển khai thi công một số công trình đầu tư cho các xã nghèo ở vùng nông thôn, vùng sâu chưa được đầu tư và chất lượng công trình chưa đảm bảo, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ như: Đường giao thông nông thôn tuyến An Thạnh – Trà Cao dài khoảng 17km , nhiều năm qua xuống cấp trầm trọng. Mặc dù đã nhiều lần được sữa chữa mà vẫn chưa được đầu tư mới; nhiều cầu giao thông nông thôn hư hỏng mà chưa được xây mới, trường học chưa đạt chuẩn quốc gia, nhà văn hóa ấp chưa được xây theo chuẩn nông thôn mới theo diện tích từ 300 - 500 m2…

Một số dự án triển khai thực hiện chưa thực sự hiệu quả như đối với việc thực hiện ngoài Chương trình 30a và 135: công tác chỉ đạo, tham mưu của các ngành chủ động, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ từ người dân được thụ hưởng chương trình từ khâu lập kế hoạch, xác định đối tượng thụ hưởng, nguyên tắc quản lý đầu tư tài chính; công tác báo cáo, kiểm tra, giám sát được tổ chức ở nhiều cấp, do nhiều đơn vị thực hiện đã góp phần vào thực hiện chương trình có hiệu quả.Tuy nhiên, một số đơn vị chưa thực sự chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn, UBND xã trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách dẫn đến tình trạng chậm tiến độ. Việc phân cấp cho xã làm chủ đầu tư là đúng chủ trương của Chính phủ, song ban quản lý cấp xã chưa đảm đương được nhiệm vụ, năng lực, trình độ cán bộ cấp xã còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch, quản lý tài chính, quản lý hồ sơ của dự án và giám sát, duy tu bảo dưỡng công trình. Theo báo cáo của Thanh

tra Nhà nước huyện năm 2019, sau kết luận thanh tra do thiếu kiểm tra, giám sát cán bộ quản lý nên dẫn đến cán bộ xã bị kỷ luật do lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm, đã có một số trường hợp lợi dụng, gian lận, bớt xén, trong quá trình mua, cấp phát hỗ trợ bằng hiện vật cho người dân.

Kết quả điều tra của tác giả đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo về kết quả thực hiện các chính sách GNĐC trên địa bàn năm 2017 như ở (bảng 2.15) ý kiến đánh giá là rất hiệu quả là 25,46%; có hiệu quả nhưng chưa cao chiếm tới 63,64%; đánh giá là không có hiệu quả là 10,90%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại xã phước lưu, huyện trảng bàng, tỉnh tây ninh (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)