Dân số và nguồn lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại xã phước lưu, huyện trảng bàng, tỉnh tây ninh (Trang 37 - 38)

Bên cạnh một nền kinh tế thị trường phát triển mạnh thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn sống trong cảnh nghèo khổ, sống trọ hoặc thậm chí sống trong khu ổ chuột, khu lán trại tạm bợ dưới gầm cầu, bên bờ sông hoặc sống lang thang vô gia cư... nhà ở không kiên cố, điều kiện sinh hoạt, ăn uống thiếu thốn, chật chội, không được tiếp cận với nguồn nước sạch. Người lao động không có việc làm ổn định, dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp, vướn vào các tệ nạn xã hội, không được hưởng quyền lợi lao động chính đáng như tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội nên gánh nặng chi trả cho dịch vụ chữa bệnh cao mà bản thân họ không có đủ điều kiện để chi trả. Đã vậy tỷ lệ người mắc bệnh ở những đối tượng lao động phổ thông và lao động trình độ thấp lại khá cao.

Lạm phát cao đã tác động trực tiếp đến người nghèo và bất bình đẳng tại các vùng nông thôn. Sự mất ổn định kinh tế vĩ mô này gây ảnh hưởng sâu rộng không chỉ cho nền kinh tế nói chung mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống người lao động, đặc biệt các hộ gia đình có thu nhập thấp như hộ nghèo: giá cả hàng hóa tăng mạnh, mất việc, thất nghiệp, giảm thu nhập, kinh doanh thua lỗ... Lạm phát cao, sức

mua của đồng tiền giảm, người nghèo và người có thu nhập thấp dành phần lớn nguồn thu nhập cho lương thực thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu như điện, nước, ga nên gặp khó khăn lớn trong sinh hoạt, không có phần thu nhập riêng dành cho tiết kiệm. Điều này làm tăng tính dễ bị tổn thương, đặc biệt khi phải đối mặt với những nguy cơ đau ốm, bệnh tật mà không có điều kiện chi trả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại xã phước lưu, huyện trảng bàng, tỉnh tây ninh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)