Chuyển đổi cách tiếp cận nghèo đơn chiều sang nghèo đa chiều ở xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại xã phước lưu, huyện trảng bàng, tỉnh tây ninh (Trang 70 - 71)

2.3. Thực trạng công tác giảm nghèo đa chiều trên địa bàn Xã Phước Lưu gia

2.3.1. Chuyển đổi cách tiếp cận nghèo đơn chiều sang nghèo đa chiều ở xã

Lưu giai đoạn: 2015-2019

2.3.1. Chuyển đổi cách tiếp cận nghèo đơn chiều sang nghèo đa chiều ở xã Phước Lưu Phước Lưu

Ở Việt Nam trong thời gian qua, việc xác định chuẩn nghèo hoàn toàn dựa trên tiêu chí thu nhập, được xác định dựa trên phương pháp “Chi phí cho các nhu cầu cơ bản”. Nhu cầu cơ bản là chi cho nhu cầu tối thiểu về lương thực và chi cho các nhu cầu thiết yếu ( giáo dục, y tế, nhà ở…) như vậy mặc dù một số hộ nghèo không đứng trong danh sách hộ nghèo nhưng nhiều gia đình ở vùng sâu, nông thôn lại thiếu thốn các dịch vụ y tế, nước sạch, trẻ em học trong những ngôi trường không đảm bảo cơ sở vật chất…

Với cách tiếp cận thu nhập việc đo lường nghèo đã không còn phù hợp với xu thế mới, bởi nhu cầu cơ bản của con người không thể quy ra bằng tiền như tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội… hoặc không thể mua bằng tiền như tiếp cận giao thông, thị trường, đường xá, một số dịch vụ y tế, giáo dục…[63]. Do đó phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều cũng đã được xã Phước Lưu đưa vào áp dụng thực tiễn, kết quả cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo tăng lên hơn gấp đôi so với việc đánh giá chuẩn nghèo theo phương pháp đơn chiều. So sánh kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày

30 tháng 01 năm 2011 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 và kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn quy định tại định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 có thể thấy rõ được sự khác biệt về tình hình hộ nghèo trong hai giai đoạn ( như bảng 2.11)

Bảng 2.11. Tỷ lệ hộ nghèo Xã Phước Lưu theo tiếp cận đơn chiều và tiếp cận đa chiều

Cách tiếp cận

Hộ nghèo

Tổng số hộ nghèo (hộ) Tỷ lệ (%)

Cách tiếp cận nghèo đơn chiều 78 4,6

Cách tiếp cận nghèo đa chiều 184 10,89

Nguồn: UBND Xã Phước Lưu 2016 – tổng hợp điều tra

Qua bảng số liệu phân tích trên ta có thể thấy rõ được rằng, so sánh giữa 2 phương pháp tiếp cận: Một là, phương pháp tiếp cận truyền thống là đo lường nghèo dưới góc độ thu nhập( đơn chiều) thì tổng số hộ nghèo cho tới cuối năm 2016 của xã Phước Lưu là 78 hộ trong tổng số 1689 hộ (chiếm 4,6%) nhưng khi ta sử dụng phương pháp tiếp cận mới là đo lường nghèo theo đa chiều thì kết quả thu được lại có một sự chênh lệch rất lớn. Qua tổng hợp kết quả điều tra, số hộ nghèo lên tới 184 hộ, chiếm 10,89% so với tổng số hộ.

Như vậy, so với phương pháp tiếp cận đơn chiều thì ta nhận thấy rằng, số hộ nghèo tăng lên gấp 2,3 lần. Qua đó, tác giả có thể khẳng định được rằng, phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều có thể cho ta đánh giá hiện trạng nghèo của các hộ gia đình một cách khách quan hơn, thực tế hơn và sâu sắc hơn để có thể nhìn nhận hiện trạng vấn đề nghèo một cách toàn diện và là cơ sở để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các chính sách kinh tế xã hội khác tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại xã phước lưu, huyện trảng bàng, tỉnh tây ninh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)