Cơ sở lý luận chính sách công và thực hiện chính sách công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại xã phước lưu, huyện trảng bàng, tỉnh tây ninh (Trang 38 - 41)

1.3.1. Khái niệm chính sách

Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…." [26, tr. 475].

Trong cuốn “Kỹ năng phân tích và Hoạch định chính sách”, của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, tác giả Vũ Cao Đàm đã đưa ra khái niệm “chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi cho một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. [ 13, tr.11]

Tuy có nhiều cách lập luận khác nhau, nhưng về bản chất thì tất cả đều hàm chứa nét chung: Nhà nước là chủ thể ban hành chính sách, chính sách gồm nhiều quyết định có liên quan, nhằm hướng vào giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong đời sống theo những mục tiêu xác định để phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, quốc gia – dân tộc. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra khái niệm về chính sách như sau:

Chính sách là những hành động, hành vi ứng xử của chủ thể quyền lực đối với các hiện tượng đang tồn tại trong quá trình vận động phát triển để hướng tới mục đích nhất định cho một hệ thống hoặc tổ chức của chủ thể quyền lực

1.3.2. Khái niệm chính sách công

Trong cuốn “Chính sách công” (sách chuyên khảo) của hai tác giả Phạm Quý Thọ và Nguyễn Xuân Nhật, nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Hội năm 2014, các tác giả đưa ra khái niệm chính sách công như sau: “Chính sách công là những định hướng mục tiêu và biện pháp hành động, được Nhà nước lựa chọn và ban hành như một công cụ quản lý của Nhà nước, nhằm giải quyết các vấn đề công cộng được lựa chọn, và được thực thi bởi các chủ thể có thẩm quyền” [43, tr.29].

Hải ( 2012) như sau:“Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm “lựa chọn” mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định". [19]

1.3.3. Khái niệm thực hiện chính sách công

Thực hiện chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiển đời sống xã hội thông qua việc ban hành các quy định, thủ tục, chương trình hoặc dự án và thực hiện chúng nhằm thực hiện hóa muc tiêu chính sách công [ 20], cụ thể hơn thực hiện chính sách công được hiểu là giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những kết quả thực tế thông qua hoạt động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm đạt tới mục tiêu đề ra [36].

1.3.4. Thực hiện chính sách trong chu trình chính sách công

Thực hiện chính sách là một khâu cấu thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định. Tổ chức thực thi chính sách là trung tâm kết nối các khâu (các bước) trong chu trình chính sách thành một hệ thống. Hoạch định được chính sách đúng, có chất lượng là rất quan trọng, nhưng thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn. Có chính sách đúng nếu không được thực hiện sẽ trở thành khẩu hiệu suông, không những không có ý nghĩa, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách. Nếu chính sách không được thực hiện đúng sẽ dẫn đến sự thiếu tin tưởng và sự phản ứng của nhân dân đối với nhà nước. Điều này hoàn toàn bất lợi về mặt chính trị và xã hội, gây những khó khăn, bất ổn cho Nhà nước trong công tác quản lý. Qua thực hiện mới biết được chính sách có đúng, phù hợp và đi vào cuộc sống hay không. Quá trình thực hiện với những hoạt động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Đồng thời, việc phân tích, đánh giá một chính sách (mức độ tốt, xấu) chỉ có cơ sở đầy đủ, sức thuyết phục sau khi được thực hiện. Thực tiễn là chân lý, kết quả thực hiện chính sách là thước đo, là cơ sở đánh giá một cách chính xác, khách quan chất lượng và hiệu quả của

chính sách. Việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống là một quá trình phức tạp đầy biến động, chịu sự tác động của nhiều yếu tố giúp các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách có kinh nghiệm để đề ra được các giải pháp hữu hiệu trong thực hiện chính sách. ( Văn Tất Thu (2014) “Năng lực thực hiện chính sách công - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí tổ chức Nhà nước, số 12). [44]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại xã phước lưu, huyện trảng bàng, tỉnh tây ninh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)