Khái niệm về nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại xã phước lưu, huyện trảng bàng, tỉnh tây ninh (Trang 26 - 27)

1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo đa chiều

1.1.1. Khái niệm về nghèo

Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) đưa ra tại Hội nghị bàn về giảm nghèo đói (Băng cốc – Thái Lan tháng 9/1993), định nghĩa nghèo đói là: “ Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”

Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa sự không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn” (Tuyên bố Liên hợp quốc, 6/2008, được lãnh đạo của tất cả các tổ chức UN thông qua).

Nguyễn Thị Hoa (2009) Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân “Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành hầu như toàn bộ cho ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn, phần tích luỹ hầu như không có. Các nhu cầu tối thiểu gồm: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp chỉ đáp ứng một phần rất ít ỏi không đáng kể” [24]

Nguyễn Thị Hoa (2010) Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2015, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có thể thỏa mãn một phần nhu cầu cơ bản của cuộc sống” .[22]

Như vậy, các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các nhà chính trị và các học giả cho rằng, nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại xã phước lưu, huyện trảng bàng, tỉnh tây ninh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)