Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại xã phước lưu, huyện trảng bàng, tỉnh tây ninh (Trang 85 - 88)

2.4. Đánh giá kết quả giảm nghèo đa chiều tại xã Phước Lưu

2.4.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Tỷ lệ hộ nghèo có giảm theo kết quả khảo sát hàng năm, tuy nhiên chưa thật sự bền vững do số hộ thoát nghèo có mức thu nhập còn thấp chưa có tích lũy được nhưng lại dễ dàng rơi xuống nghèo khi có những biến cố bất lợi xảy ra như: mất mùa, thất nghiệp, có người ốm đau bệnh tật,... nên số hộ nghèo có giảm nhưng thiếu tính bền vững. Bên cạnh đó thiếu điều kiện để đảm bảo tính bền vững là do xã nghèo, khó khăn, trên 80% sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp, dựa vào khí hậu thời tiết. Tình trạng độc canh, chăn nuôi theo phương thức lạc hậu vẫn còn, từ đó năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, các ngành nghề truyền thống chưa được phát huy.

Xuất phát điểm về kinh tế- xã hội của xã là rất thấp; nguồn lực đầu tư của công tác giảm nghèo đa chiều chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước, từ các chương trình, dự án, đề án…. như ngoài chương trình 30a, 135 của Chính phủ; Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quyết định số167/2008/QĐ-TTg ngày 22/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; Đề án 01ĐA/MTTQ của Mặt trận tổ quốc tỉnh Tây

Ninh hỗ trợ trâu/ bò sinh sản cho hộ nghèo, … mà chưa phát huy được nguồn vốn vận động tại chỗ. Tuy nhiên tiến độ giải ngân các nguồn vốn trong đó có vốn ngoài Chương trình 135, Chương trình 30a, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới còn chậm từ khi triển khai đến khi người dân nhận được nguồn vốn thì không còn phù hợp với điều kiện để thực hiện hoặc có sự chênh lệch giá cả thị trường…gây khó khăn cho người nghèo.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Cấp ủy, chính quyền địa phương cơ sở chưa thực sự quyết liệt trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác giảm nghèo, chưa gắn kết giảm nghèo đa chiều với xây dựng nông thôn mới. Vai trò của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo xã còn mờ nhạt; sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể và địa phương trong chỉ đạo thực hiện Chương trình chưa thật sự chặt chẽ. Trình độ, năng lực cán bộ cấp xã còn hạn chế dẫn đến lúng túng trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Điển hình như ngoài chương trình 30a, 135 của Chính phủ một số cán bộ xã chưa đảm đương được nhiệm vụ, năng lực, trình độ cán bộ cấp xã còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch, quản lý tài chính, quản lý hồ sơ của dự án và giám sát, duy tu bảo dưỡng công trình nên dẫn đến cán bộ xã bị kỷ luật do lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm.

Việc điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm của xã còn thiếu chặt chẽ, chưa đúng quy định nên chưa phản ánh được khách quan, đầy đủ về tình hình nghèo, nguyên nhân nghèo tại địa bàn dẫn đến việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chính sách chưa phù hợp, chưa đúng với đối tượng. Đơn cử, hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo đều giảm đạt theo kế hoạch nhưng tỷ lệ tái nghèo, phát sinh nghèo cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững (theo thống kê của xã cứ 2-3 hộ thoát nghèo thì có 1 tái nghèo hoặc phát sinh nghèo),những hộ mới thoát nghèo đời sống còn gặp nhiều khó khăn, khi gặp thiên tai,mất mùa, bệnh tật, rủi ro trong cuộc sống hoặc khi thay đổi tiêu chuẩn đánh giá dễ dẫn đến tái nghèo. Theo chuẩn nghèo đa chiều đầu nhiệm kỳ 2015-2020 tỷ lệ hộ nghèo của xã lên đến 10%, là một trong những xã có tỷ lệ nghèo cao nhất huyện. Đời sống của nhân dân trong xã còn nhiều khó khăn.

Công tác tuyên truyền của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã được triển khai tích cực nhưng hiệu quả chưa cao, còn nhiều người dân chưa nắm bắt kịp thời chế độ chính sách đối với hộ nghèo. Như qua phỏng vấn của tác giả đối với hộ nghèo được hỏi về các chương trình, chính sách về GNĐC, phần lớn hộ nghèo đều trả lời không biết đến các chính sách. Xem cụ thể qua Bảng 2.13 .

Tiểu kết chương 2

Chính sách giảm nghèo tiếp cận đa chiều theo hướng bền vững được triển khai thực hiện tại địa bàn xã đã góp phần đẩy nhanh tăng thu nhập, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo tiếp cận với dịch vụ phúc lợi xã hội, sản xuất, kinh doanh, tự lực vươn lên thoát nghèo; từng bước nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng sống cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã. Xã Phước Lưu đã tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững thông qua việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; duy trì chính sách; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách, vai trò, trách nhiệm của Ban chỉ đạo xã, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện chính sách, do đó công tác giảm nghèo bền vững của xã trong giai đoạn 2015-2019 đạt những kết quả như đã báo cáo, xã đã thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm hộ nghèo theo chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng, nhiệm kỳ 2015-2020.Tuy nhiên, chương trình giảm nghèo vẫn còn những hạn chế như: số hộ vừa thóat nghèo nhưng thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn nhiều, nguy cơ tái nghèo cao, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao năm 2019 là 1,53 % so với tiêu chí nông thôn mới ( dưới 1%).

Chương 3

MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN

XÃ PHƯỚC LƯU – HUYỆN TRẢNG BÀNG – TỈNH TÂY NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại xã phước lưu, huyện trảng bàng, tỉnh tây ninh (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)