Sự cần thiết giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại xã phước lưu, huyện trảng bàng, tỉnh tây ninh (Trang 29 - 30)

1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo đa chiều

1.1.3. Sự cần thiết giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều

Trong giai đoạn hiện nay việc sử dụng tiêu chí thu nhập của nghèo đơn chiều để đo lường nghèo đói là không còn phù hợp và cũng chưa phản ánh đúng thực trạng nghèo của hộ nghèo. Phương pháp này rất dễ để bỏ sót đối tượng hộ nghèo bởi vì có những thứ không tính được bằng tiền như tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội,.. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hộ nghèo còn mang nặng tính bao cấp, thậm chí có những chính sách còn “cho không”. Điều này đã vô tình tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo của một bộ phận người dân và họ nghĩ rằng chăm lo cho hộ nghèo là trách nhiệm của Nhà nước. Trong khí đó vẫn còn có nhiều chính sách an sinh xã hội chồng chéo nhau như theo báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận, thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016) đã khẳng định: “ Thời gian qua, công tác giảm nghèo thiếu tính bền vững. Chưa hình thành cơ chế đồng bộ về giảm nghèo đa chiều, đa muc tiêu. Nhiều chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo chồng chéo nhau và chồng chéo với các chính sách khác” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2015:114). [15] Bởi vậy, mặc dù kết quả có giảm nghèo nhưng chưa thực sự bền vững. Nhiều hộ dân thoát nghèo nhưng mức thu nhập vẫn nằm sát chuẩn nghèo, do đó số lượng hộ cận nghèo vẫn rất lớn, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao; tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn, khoảng cách chênh lệch về thu nhập và đời sống giữa nhóm hộ giàu và hộ nghèo, giữa khu vực nông thôn và thành thị vẫn là một khoảng cách lớn.

Với mục tiêu đưa ra là nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu và nâng cao khả năng tiếp cận của người dân về các dịch vụ xã hội cơ bản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1614/QĐ-TTg, ngày 15/9/2015 phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020”. Theo đó, chuẩn nghèo được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, bổ sung thêm tiêu chí khác như giáo dục - đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, điều kiện sống, tiếp cận thông tin. Với cách đo lường mới này thì việc xóa nghèo không chỉ là lo cho người nghèo có cái ăn, cái mặc mà còn giúp họ tiếp cận các chính sách ưu tiên chăm lo của Nhà nước, sự trợ giúp của xã hội. [ 55] Từ đó

giúp Nhà nước hoạch định đúng chính sách, đúng đối tượng để giảm nghèo được bền vững hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại xã phước lưu, huyện trảng bàng, tỉnh tây ninh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)