Định hƣớng hoàn thiện các quy định pháp luật khác có liên quan Theo yêu cầu của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi thì các quy định về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 101 - 104)

b. Thời điểm chi trả bảo hiểm tiền gử

3.3. Định hƣớng hoàn thiện các quy định pháp luật khác có liên quan Theo yêu cầu của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi thì các quy định về

Theo yêu cầu của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi thì các quy định về

giải quyết phá sản một ngân hàng phải được cụ thể hóa tại các quy định về bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam chưa được xây dựng gắn kết với khung pháp luật về giải thể, phá sản TCTD.

Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Phá sản năm 2004, Chính phủ sẽ quy định cụ thể việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, đến nay Chính phủ vẫn chưa ban hành quy định này nên đã có nhiều bất cập trong hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, cụ thể tại điểm (2.3.1) chương II chung tơi đã đề cập. Chính vì vậy, Chính phủ cần sớm ban hành quy định về việc áp dụng Luật Phá sản đối với các TCTD nhằm hỗ trợ cho pháp luật về bảo hiểm tiền gửi được hoàn thiện.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm tiền gửi, thực trạng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1. Thông qua việc ra đời của hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam nói chung và cơ quan BHTGVN nói riêng, cũng như việc ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi là một hướng đi đúng đắn, góp phần khắc phục rủi ro trong hoạt động Ngân hàng và duy trì sự phát triển ổn định của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, góp phần cơ bản tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng hơn trong hoạt động ngân hàng của các TCTD. Trên cơ sở đó, tạo hành lang pháp lý ổn định nhằm khai thác tốt nguồn vốn khơng chỉ từ nội lực trong nước mà cịn kêu gọi được các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Tạo tâm lý và lòng tin cho người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, giúp cho việc huy động vốn dài hạn vào hệ thống Ngân hàng để có nguồn vốn ổn định trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn, góp phần thực hiện tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế.

2. Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi là pháp luật điều chỉnh một hoạt động rất mới đối với Việt nam. Việc xây dựng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cho phù hợp với mơ hình hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam còn đang trong giai đoạn thử nghiệm và hồn thiện, chưa có một khn mẫu chuẩn mực cụ thể nào của Thế giới cho việc vận dụng có hiệu quả vào các nước. Cho nên, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi hiện nay không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định và chưa đáp ứng được cơ chế vận hành của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế.

3.Với thực trạng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi được nêu tại chương 2, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đã trở thành nhu

cầu tất yếu khách quan và bức xúc đối với việc phòng ngừa và chống các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đồng bộ, thống nhất trong tổng thể pháp luật quy định về biện pháp bảo đảm cho sự phát triển an tồn, lành mạnh đối với thị trường tài chính, đồng thời tạo sự ổn định, an toàn cho hoạt động ngân hàng là mục tiêu đề ra của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước. Hy vọng rằng những kiến nghị được nêu trong Luận văn sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích trong quá trình xây dựng và hồn thiện các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và các quy định khác có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)