Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 43 - 46)

Theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTGVN (gọi tắt là Điều lệ) ban hành kèm theo Quyết định số 75/2000/QĐ-TTG ngày 28/06/2000 của Thủ tướng Chính phủ thì bộ máy tổ chức của BHTGVN bao gồm Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành gồm Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc, cụ thể:

- Hội đồng quản trị của BHTG có 5 thành viên, trong đó có thành viên chuyên trách là Chủ tịch, một ủy viên kiêm Tổng Giám đốc, một ủy viên kiểm Trưởng ban kiểm soát, hai ủy viên kiêm nhiệm là Thứ trưởng Bộ Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Các thành viên này được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ nội vụ. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động hàng năm của BHTGVN, nhiệm vụ

và quyền hạn của Hội đồng quản trị được quy định cụ thể tại điều 12 của Điều lệ. Cơ cấu Hội đồng quản trị như trên thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa hai cơ quan quan trọng của Chính phủ là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước với BHTGVN, qua đó nâng cao uy tín của BHTGVN và tạo dựng niềm tin cho hàng chục triệu người gửi tiền, góp phần tăng cường khả năng huy động vốn cho nền kinh tế và tạo sự ổn định cho hệ thống ngân hàng. Hội đồng quản trị của BHTGVN có vai trị rất quan trọng trong việc phối hợp công tác với các cơ quan quản lý Nhà nước như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính.

- Ban Kiểm sốt có 3 thành viên chuyên trách và một số thành viên kiêm nhiệm, trong đó có một thành viên là Trưởng Ban. Các thành viên Ban Kiểm sốt (ngồi Trưởng Ban) do Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban kiểm soát. Ban kiểm soát được thành lập nhằm giúp Hội đồng quản trị thực hiện việc giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của BHTGVN trong điều hành hoạt động, chấp hành pháp luật và Điều lệ của BHTGVN. Do vậy, Ban kiểm soát được trao một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm nêu trên. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát được quy định cụ thể tại Điều 17 của Điều lệ.

- Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của BHTGVN, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về điều hành hoạt động của BHTGVN. Giúp việc cho Tổng Giám đốc có một số Phó Tổng Giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Tổng Giám đốc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc được quy định cụ thể tại Điều 19 của Điều lệ.

- Ngoài cơ quan trung ương của BHTGVN là Hội sở chính có trụ sở tại Hà Nội thì BHTGVN cịn có một mạng lưới hoạt động là hệ thống các Chi nhánh khu vực tại các địa bàn kinh tế trọng điểm trên phạm vi cả nước, thực

hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do BHTGVN giao đồng thời đại diện cho BHTGVN trong việc thiết lập, xử lý các mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, cơ quan có thẩm quyền, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với công chúng trên địa bàn khu vực và với các tổ chức khác có liên quan. Chi nhánh BHTGVN cịn được giao nhiệm vụ theo dõi, nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội, tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên địa bàn và thực hiện công tác thông tin tuyên truyền đến công chúng về bảo hiểm tiền gửi.

Qua thực trạng pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức của BHTGVN chúng tôi nhận thấy:

- BHTGVN được tổ chức như một doanh nghiệp Nhà nước tham gia hoạt động cơng ích, tuy nhiên do pháp luật chưa quy định rõ về loại hình tổ chức của BHTGVN nên vấn đề này cũng gây khó khăn trong việc xác định Luật áp dụng cho BHTGVN.

- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và ban điều hành của BHTGVN được quy định như đối với việc bổ nhiệm, miễm nhiệm các chức danh tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước, đó là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyền đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễm nhiệm một số chức danh hay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyền trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm một số chức danh. Tuy nhiên, cơ chế quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với BHTGVN lại hoàn toàn khác với các Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Do đó, việc xác định vị trí của BHTGVN hiện nay là chưa rõ ràng, BHTGVN có hồn tồn độc lập với Ngân hàng Nhà nước hay khơng cịn đang là vấn đề mà pháp luật đang bỏ ngỏ.

- Về thành phần của Hội đồng quản trị của BHTGVN cũng cần phải được xem xét, nếu pháp luật quy định BHTVN là một cơ quan độc lập thì

thành phần Hội đồng quản trị cần bao gồm các thành viên từ các cơ quan của Chính phủ nhưng khơng ai được nắm vị trí chủ chốt.

Từ thực trạng trên, chúng tôi thấy rằng đây chính là những yêu cầu pháp luật về tổ chức của BHTGVN cần được sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)