Các quy định về biện pháp hỗ trợ tài chính của BHTGVN đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 88 - 90)

các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Tại Mục III Chương II Nghị định 89/1999/NĐ-CP và Mục VI Thông tư số 03/2000/TT-NHNN5 quy định cho phép BHTGVN được xem xét hỗ trợ tài chính đối với trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức đặt trong tình trạng kiểm sốt đặc biệt. Trong mọi trường hợp, BHTGVN chỉ được phép tiến hành các biện pháp hỗ trợ sau khi xác định rằng việc tiếp tục hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đang gặp khó khăn này có vai trị quan trọng đối với sự đảm bảo an tồn hệ thống và sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội.

Về vấn đề này, chúng tơi có nhận xét sau: Khi một TCTD có vấn đề về mất khả năng chi trả, sau khi đã thực hiện một số các biện pháp tài chính bắt buộc khác nhau, sẽ có hai trường hợp xảy ra, hoặc là TCTD có thể giải quyết

được các vấn đề của mình hoặc sẽ bị thanh lý, phá sản. Nếu một TCTD không thành công trong việc thực hiện các biện pháp phục hồi thì TCTD sẽ khơng có khả năng tồn tại. Việc hỗ trợ tài chính dưới hình thức cho vay, bảo lãnh hoặc mua lại nợ đối với các TCTD như vậy là một quyết định tín dụng khơng khả thi. Cho dù, tại mục VI Thông tư 03/2000/TT-NHNN5 quy định việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ sẽ được BHTGVN xem xét, quyết định trên cơ sở các quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tái cấp vốn, về bảo lãnh và mua lại nợ nhưng đây là những quy định pháp luật về tái cấp vốn, về bảo lãnh và mua lại nợ được áp dụng đối với các TCTD đang hoạt động bình thường khơng có vấn đề. Do đó, dùng các quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tái cấp vốn, về bảo lãnh và mua lại nợ để áp dụng cho các TCTD đang có vấn đề về chi trả là không phù hợp. Đây là một hành động "ném tiền từ chỗ tốt vào chỗ xấu" và sẽ dẫn đến tình trạng tài chính tồi tệ cho BHTGVN.

Hơn nữa, mục tiêu đầu tiên và quan trọng của BHTGVN là bảo vệ cho người gửi tiền, còn trách nhiệm khơi phục TCTD có vấn đề bao gồm tăng thêm vốn là trách nhiệm của các cổ đông và người quản trị TCTD, và đưa ra các biện pháp hỗ trợ tài chính lại là vai trò của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là khơng bao giờ BHTGVN nên cho vay hỗ trợ mà phải thấy rằng các quy định về vấn đề này cần phải được sửa đổi và bổ sung:

- Quy định thêm vào Nghị định 89/1999/NĐ-CP và Thông tư số 03/2000/TT-NHNN5 các quy định về những điều kiện cụ thể nhằm xác định một TCTD gặp khó khăn, theo đó BHTGVN có cơ sở pháp lý để xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính đối với các TCTD có vấn đề cho phù hợp với thực tế của từng TCTD.

- Ngân hàng Nhà nước cần ban hành quy chế áp dụng biện pháp hỗ trợ tài chính của BHTGVN đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, để có hành lang pháp lý cần thiết giúp cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ vốn đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, khắc phục khó khăn trong bối cảnh cạnh tranh và phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn.

Việc hoàn thiện các quy định pháp luật này nhằm thực hiện đúng, đầy đủ kịp thời mọi trách nhiệm, nghĩa vụ của BHTGVN trong việc bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)