Sự kiện bảo hiểm và thủ tục chi trả tiền bảo hiểm 1 Sự kiện bảo hiểm tiền gử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 75 - 82)

b. Nghĩa vụ của BHTGVN

2.4. Sự kiện bảo hiểm và thủ tục chi trả tiền bảo hiểm 1 Sự kiện bảo hiểm tiền gử

2.4.1. Sự kiện bảo hiểm tiền gửi

Theo điều 575 Bộ luật Dân sự quy định: sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra, thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm

Theo điều 16 Nghị định 89/1999/NĐ-CP quy định: tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ có trách nhiệm chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động và tổ chức đó mất khả năng thanh tốn.

Như vậy, sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tiền gửi là sự kiện bảo hiểm được pháp luật quy định dựa trên cơ sở có đồng thời cả hai căn cứ:

1. Có văn bản chấm dứt hoạt động đối với tổ chức tín dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

2. Tổ chức đó mất khả năng thanh toán nợ.

- Đối với căn cứ thứ nhất trong sự kiện bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra văn bản chấm dứt hoạt động, việc chấm dứt hoạt động này đã được quy định tại điều 29 Luật các TCTD về việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các TCTD.

- Riêng đối với căn cứ thứ hai là việc xác định tổ chức đó mất khả năng thanh tốn, hiện nay pháp luật hiện hành khơng quy định cụ thể các tiêu chí để xác định một tổ chức tín dụng bị mất khả năng thanh toán, tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 1071/2002/QĐ-NHNN ngày 02/10/2002 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều "Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các TCTD cổ phần Việt Nam'" ban hành kèm theo Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN5 ngày 23/6/1998 chỉ quy định các tiêu chí để xác định một tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng thanh tốn, điều này có nghĩa là TCTD chưa rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Do vậy, BHTGVN sẽ căn cứ vào tiêu chí nào, cơ sở pháp luật nào để xác định một TCTD bị mất khả năng thanh tốn, nếu khơng xác định được thời điểm nào là thời điểm TCTD mất khả năng thanh tốn thì chắc chắn việc xác định sự kiện bảo hiểm là rất khó khăn. Vì theo quy định pháp luật sự kiện bảo hiểm tiền gửi chỉ xảy ra khi có đồng thời cả hai căn cứ nêu trên, nếu chỉ có căn cứ thứ nhất thì vẫn chưa đủ vì trên thực tế khơng phải TCTD nào bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra văn bản chấm dứt hoạt động là TCTD đó mất khả năng thanh tốn. Theo đó, BHTGVN cũng sẽ gặp khó khăn trong việc xác định thời điểm chi trả bảo hiểm tiền gửi. Đây chính là vấn đề mà pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trong thời gian tới cần phải được hoàn thiện.

2.4.2.Thủ tục chi trả tiền bảo hiểm

Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, BHTGVN có trách nhiệm chi trả số tiền được bảo hiểm tiền gửi cho những người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó, bao gồm cả gốc và lãi tính đến thời điểm có sự kiện bảo hiểm, nhưng không vượt quá giới hạn tối đa số tiền bảo hiểm mà pháp luật quy định là 30 triệu đồng. Đối với số tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) vượt quá mức tối đa được tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả sẽ được trả cho người gửi tiền trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phù hợp với quy định của Luật Phá sản.

Việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi quyết định ai là người được hoàn trả bảo hiểm tiền gửi và việc đảm bảo tôn trọng hạn mức bảo hiểm tối đa là những bước quan trọng nhất trong quá trình chi trả tiền bảo hiểm cho người

gửi tiền. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải biết càng sớm càng tốt khi nào thì một ngân hàng "bị đóng cửa", để từ đó tổ chức bảo hiểm tiền gửi sớm xác định được số tiền trong mỗi tài khoản tiền gửi tại thời điểm đóng cửa và xác định xem các tài khoản đó có nằm trong phạm vi và giới hạn được pháp luật quy định thuộc đối tượng được bảo hiểm tiền gửi hay không. Việc tiếp cận các số liệu tiền gửi cần thiết trước khi một ngân hàng "bị đóng cửa" sẽ làm giảm rủi ro hành vi làm sai lệch hồ sơ, rút ngắn thời gian để hồn tất q trình chi trả tiền bảo hiểm và giúp duy trì lịng tin của cơng chúng vào hệ thống ngân hàng.

Người gửi tiền cần biết khi nào và trong điều kiện nào tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ bắt đầu quá trình chi trả tiền bảo hiểm cũng như hạn mức bảo hiểm tối đa sẽ được áp dụng. Nếu việc chi trả không được thực hiện ngay sau khi ngân hàng bị đóng cửa thì người gửi tiền phải được thông báo rõ ràng về lịch thời gian cụ thể cho việc chi trả bảo hiểm.

Các thủ tục của quá trình chi trả bảo hiểm tiền gửi thường được các quốc gia có hoạt động bảo hiểm tiền gửi quy định một cách chặt chẽ trong các văn bản pháp luật nhằm đảm bảo sự chính xác của q trình chi trả bảo hiểm tiền gửi.

Ở Việt nam quy trình này cũng được quy định tại các văn bản pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, theo quy định tại Mục VII Thông tư số 03/2000/TT- NHNN5 ngày 16/3/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP quy định việc chi trả các khoản tiền được bảo hiểm được thực hiện thông qua các ngân hàng hoặc theo thỏa thuận với người gửi tiền. BHTGVN chi trả cho người gửi tiền khi có đủ các điều kiện:

- Người đó phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với khoản tiền của mình tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cùng chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu.

- Trường hợp người gửi tiền đánh mất các giấy tờ như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi có ghi danh, giấy tờ có giá, hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân... thì việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền được xử lý theo hướng dẫn của BHTGVN.

Việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền được tiến hành theo trình tự thủ tục sau:

- Trong vịng 15 ngày kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động nhận tiền gửi cá nhân của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải lập xong bảng kê danh sách người gửi tiền tại tổ chức mình và gửi cho BHTGVN;

- Nhận được bảng kê danh sách tiền gửi, BHTGVN cùng với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tiến hành kiểm tra bảng kê danh sách người gửi tiền và số tiền mà BHTGVN phải trả đối với từng người gửi tiền;

- Sau khi thống nhất danh sách những người gửi tiền và tổng số tiền gửi BHTGVN phải chi trả theo quy định BHTGVN trình Hội đồng quản trị phê duyệt làm cơ sở tổ chức triển khai việc chi trả;

- Ngay sau khi được Hội đồng quản trị phê duyệt, BHTGVN phải thông báo việc chi trả này trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết thông báo cũng như danh sách những người gửi tiền được chi trả tại trụ sở chính và chi nhánh tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị tuyên bố chấm dứt hoạt động và trụ sở chính, chi nhánh, văn phịng đại diện của BHTGVN.

Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, trong vòng 15 ngày BHTGVN tiến hành việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền đã đăng ký. Người gửi tiền

có thể lựa chọn phương thức nhận tiền bằng bảo hiểm bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Trường hợp vì lý do khách quan, người được nhận tiền bảo hiểm không trực tiếp đến nhận tiền tiền bảo hiểm thì người này có thể ủy quyền cho người khác đến nhận. Người được ủy quyền phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, phải xuất trình giấy ủy quyền có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật Việt nam, cùng chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu. Nếu người gửi tiền xuất cảnh để định cư ở nước ngoài hoặc chết thì BHTGVN sẽ tiến hành thủ tục chi trả theo sự ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế tài sản.

Trong trường hợp người gửi tiền có nghĩa vụ nợ đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị tuyên bố chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán, việc chi trả tiền bảo hiểm được thực hiện sau khi đã trừ các khoản nợ của người gửi tiền theo đề nghị của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Như vậy, thủ tục chi trả bảo hiểm tiền gửi được quy định tương đối cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, còn một số vướng mắc trong quá trình thực hiện như sau:

- Vướng mắc liên quan đến việc quy định thời hạn chi trả bảo hiểm tiền gửi. Theo quy định hiện hành cũng như trên thực tế thì khơng thể xác định được thời điểm bắt buộc BHTGVN phải tiến hành chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền kể từ khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

- Việc quy định BHTGVN được khấu trừ tiền bảo hiểm đối với người gửi tiền được bảo hiểm tiền gửi đang có dư nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh tốn là khơng phù hợp. Trên cơ sở các quy định pháp luật có liên quan thì BHTGVN khơng có quyền đòi nợ đối với các chủ nợ của tổ chức mà BHTGVN đang tiến hành chi trả bảo hiểm tiền gửi, việc tiến hành thu hồi các khoản nợ của các tổ chức tín dụng này thuộc trách nhiệm của Hội đồng thanh lý TCTD.

***********

Qua phần nghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, có thể đưa ra một số kết luận như sau:

1. Các văn bản pháp luật về bảo hiểm tiền gửi còn một số chồng chéo bất cập, không đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên quan, thậm chí cịn có những nội dung chưa được pháp luật điều chỉnh. Nguyên nhân của sự không đồng bộ trong các văn bản pháp luật bên cạnh các yếu tố khách quan như thời điểm ban hành văn bản, các cơ quan được phối hợp xây dựng văn bản cịn ít, thì cũng cịn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của cơ quan, đơn vị và cá nhân xây dựng văn bản đã chỉ nhìn dưới góc độ của cơ quan mình, đơn vị mình nên chưa có tầm bao quát tổng thể.

2. Thực trạng hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay chỉ phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của thời kỳ đầu bảo hiểm tiền gửi mới được thành lập và đi vào hoạt động, cho đến nay thì hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi chưa đáp ứng được cơ chế vận hành của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

3. Pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi đã quy định quyền cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi nhưng khi tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện quyền này trong thực tế thì gặp khó khăn, vướng mắc do các văn bản pháp luật có liên quan khơng hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, chẳng hạn như quyền kiểm tra và giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; xác định vị trí chủ nợ của BHTGVN, trật tự ưu tiên thanh toán của BHTGVN trong trường hợp thanh lý tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đã được chi trả bảo hiểm...

4. Pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi chưa được xây dựng gắn kết với pháp luật về giải thể, phá sản TCTD. Trên thực tế, Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 và đến Luật Phá sản 2004 đều coi TCTD là loại hình doanh

nghiệp đặc biệt nên việc áp dụng Luật Phá sản đối với các TCTD sẽ do Chính phủ quy định. Nhưng từ trước đến nay Chính phủ chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc áp dụng trình tự giải quyết phá sản đối với TCTD. Do đó, việc xây dựng các quy định về bảo hiểm tiền gửi phải đồng bộ, thống nhất với các quy định về giải thể và phá sản TCTD vẫn chưa thực hiện được.

5. Pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi chưa quy định cụ thể cơ chế giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi như cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, các loại tranh chấp sẽ được xử lý...

Với những bất cập trên đây về thực trạng hệ thống pháp luật bảo hiểm tiền gửi đặt ra yêu cầu phải tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

Chƣơng 3:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)