b. Nghĩa vụ của BHTGVN
2.3.2. Hạn mức tiền gửi tối đa đƣợc bảo hiểm
Hạn mức tiền gửi tối đa được bảo hiểm là khoản tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ thanh toán cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khơng có khả năng thanh tốn cho người gửi tiền.
Có hai hình thức chi trả bảo hiểm tiền gửi được pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trên thế giới quy định:
- Chi trả tồn bộ số tiền gửi cùng lãi (khơng có hạn mức tối đa tiền gửi được bảo hiểm);
- Chi trả tới một giới hạn nhất định (có hạn mức tối đa số tiền gửi được bảo hiểm). Nếu số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm thấp hơn hoặc bằng giới hạn đó thì người gửi tiền sẽ được hoàn trả toàn bộ số tiền gửi của họ (bao gồm cả tiền lãi cộng dồn). Nếu số dư tiền gửi (tính cả lãi) lớn hơn hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi thì người gửi tiền chỉ nhận khoản tiền bồi thường từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi bằng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi mà thôi.
Ở Việt nam, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 89/1999/NĐ-CP và Khoản 4 Mục VII Thông tư số 03/2000/TT-NHNN5 ngày 16/3/2000 hướng dẫn Nghị định 89/1999/NĐ-CP, thì hạn mức tiền gửi tối đa được bảo hiểm là 30 triệu đồng Việt Nam, được trả cho tất cả các khoản tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Đối với số tiền gửi vượt quá 30 triệu đồng thuộc đối tượng tiền gửi được bảo hiểm, sẽ được trả cho người gửi tiền trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phù hợp với quy định của Luật Phá sản. Quy định này, có nghĩa nếu người gửi tiền thuộc diện được nhận tiền bảo hiểm mà có tiền gửi (kể cả tiền lãi cộng dồn) tại ngân hàng họ đang gửi tiền không lớn hơn 30 triệu đồng thì sẽ được BHTGVN chi trả tồn bộ tiền gửi mà ngân hàng đó có trách nhiệm phải thanh tốn cho họ. Trong trường hợp, nếu người gửi
tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tiền gửi có tổng số tiền (kể cả lãi cộng dồn) lớn hơn 30 triệu đồng thì BHTGVN chỉ có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm tới người gửi tiền đó ở mức 30 triệu đồng. Phần tiền gửi còn lại trên 30 triệu đồng sẽ được trả cho người gửi tiền trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phù hợp với quy định của Luật phá sản.
Vì hạn mức tiền gửi tối đa được bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam quy định được xác định theo người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nên hạn mức 30 triệu này sẽ chỉ tính cho từng tổ chức huy động tiền gửi mà thơi. Có nghĩa là, một người gửi tiền có tiền gửi ở nhiều ngân hàng, nếu trong trường hợp có nhiều ngân hàng cùng bị đóng cửa thì người gửi tiền sẽ được nhận tiền bảo hiểm tại mỗi ngân hàng mà mình có tiền gửi khơng q 30 triệu đồng.
Việc quy định hạn mức tiền gửi tối đa được bảo hiểm không chỉ được quy định trong pháp luật nước ta mà còn ở hầu hết pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của các nước trên thế giới đều có quy định rõ ràng, ví dụ: ở Mỹ mức tiền gửi tối đa được bảo hiểm là 100.000 USD, ở Canada là 42.800 USD, ở Philippin là 3700 USD và ở Đài Loan là 42.000 USD... Việc quy định hạn mức tiền gửi tối đa được bảo hiểm ở mỗi nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thực trạng kinh tế, tài chính của quốc gia đó, mức độ thu nhập GDP theo đầu người; tỷ lệ số người được bảo hiểm; độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế và của hệ thống ngân hàng; thực lực tài chính của bản thân tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Hiện nay, mức tiền gửi tối đa được bảo hiểm tính bình qn của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới là 3 lần thu nhập quốc nội bình quân trên đầu người một năm. Ở Châu Á mức bảo hiểm tiền gửi tối đa là 4 lần thu nhập quốc nội bình quân trên đầu người một năm 43 . Ở Việt Nam mức bảo hiểm tiền gửi tối đa đối với một người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tiền gửi tại một tổ chức tham gia bảo hiểm
tiền gửi là 30 triệu đồng, tức là khoảng 5,5 lần thu nhập quốc nội bình quân trên đầu người một năm. Việc quy định mức bảo hiểm tiền gửi tối đa là 30 triệu đồng này đã được các nhà lập pháp nghiên cứu ở nước ta tại thời điểm ban hành quy định trên cơ sở số người gửi tiền có số dư dưới 30 triệu đồng chiếm tỷ lệ lớn (khoảng gần 80%) 19 . Do đó với mức tiền được bảo hiểm có thể làm n lịng số đơng người gửi tiền.
Trên phương diện lý thuyết và thực tiễn thì các hạn mức bảo hiểm có thể áp dụng đối với từng loại tiền gửi hoặc từng người gửi tiền. Nhược điểm của việc áp dụng hạn mức đối với từng loại tiền gửi là người gửi tiền có thể dễ dàng lách bằng cách gửi tiền dưới nhiều loại khác nhau. Do vậy, nói chung các nước đều áp dụng hạn mức tiền gửi tại một ngân hàng trên một đầu người gửi tiền. Việc quy định này hạn chế phần nào việc né tránh của ngườ i gửi tiền và hơn nữa sẽ giảm bớt rủi ro của tổ chức bảo hiểm tiền gửi vì trên thực tế, trong trường hợp người gửi tiền phân tán, gửi tiền tại nhiều tổ chức tín dụng thì xác suất nhiều tổ chức tín dụng bị phá sản cùng một lúc sẽ thấp hơn.
Việc pháp luật Việt Nam quy định hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại một ngân hàng trên một đầu người gửi tiền như hiện nay là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, hạn mức tiền gửi tối đa được bảo hiểm là 30 triệu đồng theo quy định của pháp luật hiện hành đã khơng cịn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay, vì nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người cũng đã tăng lên. Do đó, yêu cầu phải thay đổi quy định về hạn mức tiền gửi tối đa được bảo hiểm cũng là một vấn đề mà pháp luật bảo hiểm tiền gửi cần phải sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế.