b. Nghĩa vụ của BHTGVN
2.2.2. Các quy định về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gử
Tại Điều 17 Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 quy định "tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo tồn hoặc bảo hiểm tiền gửi". Vấn đề này được quy định chi tiết, cụ thể hơn tại điều 2 Nghị định 89/1999/NĐ- CP về bảo hiểm tiền gửi, theo đó đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, có nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các cá nhân thì các tổ chức này đều phải bắt buộc tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Tham khảo quy định tại một số nước về việc tham gia bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tín dụng, có sự khác nhau về việc bắt buộc tham gia bảo hiểm tiền gửi. Chẳng hạn, việc tham gia bảo hiểm tiền gửi ở Mỹ cũng bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng quốc gia, ngân hàng được cấp giấy phép của các Bang và các tổ chức tiết kiệm ở Mỹ. Các ngân hàng Mỹ đăng ký hoạt động ở nước ngồi khơng thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia Bảo hiểm tiền gửi liên Bang Mỹ (FDIC) 41, tr.34 . Tại thời điểm FDIC khai trương hoạt động có 13.201 ngân hàng tham gia, trong đó có 12.987 ngân hàng thương mại (chiếm 90% tổng số ngân hàng thương mại đang hoạt động) và 214 ngân hàng tiết kiệm (chiếm 36% tổng số ngân hàng tiết kiệm đang hoạt động). Việc tham gia bảo hiểm tiền gửi ở Ấn Độ cũng là bắt buộc đối với các Ngân hàng ở Ấn Độ.
Riêng ở Đức, tổ chức bảo hiểm tiền gửi là do Hiệp hội ngân hàng Đức thành lập nên việc tham gia bảo hiểm tiền gửi của các Ngân hàng ở Đức là tự nguyện, nhưng sẽ là bắt buộc đối với các ngân hàng là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Đức. Mặc dù, tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với các ngân
hàng không phải là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Đức là tự nguyện, song muốn được tham gia vào tổ chức bảo hiểm tiền gửi này cũng không phải dễ dàng. Tại Điều 32(3) Luật Ngân hàng hiện hành của Đức quy định việc cho phép tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi này cần có sự chấp thuận của cơ quan kiểm soát ngân hàng liên bang ở Đức và Hiệp hội Ngân hàng Đức đóng vai trị quan trọng trong việc tư vấn và có quyền đưa ra các lý do từ chối việc chấp nhận nguyện vọng được tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với ngân hàng có mong muốn. Hình thức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tự nguyện không phải là phổ biến trên thế giới. Theo Kunt và Sobaci 43 , trong tổng số 68 hệ thống bảo hiểm tiền gửi được nghiên cứu chỉ có 13 hệ thống là tham gia tự nguyện, 55 hệ thống còn lại trên thế giới là tham gia bắt buộc
Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc là các tổ chức tín dụng. "Tổ chức tín dụng" theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng năm 2004 là "Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng (Điều 20 sửa đổi) và theo Điều 12 (sửa đổi) Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các TCTD năm 2004 thì ở Việt Nam hiện nay có các loại hình TCTD sau:
- Tổ chức tín dụng Nhà nước; - Tổ chức tín dụng cổ phần; - Tổ chức tín dụng hợp tác; - Tổ chức tín dụng liên doanh;
- Tổ chức tín dụng 100% có vốn nước ngồi;
Bên cạnh TCTD, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cũng quy định tổ chức khác không phải là TCTD được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các TCTD khi có nghiệp vụ nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các cá nhân thì cũng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc.
Riêng đối với các tổ chức là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi, các tổ chức này cũng thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia BHTGVN, mặc dù đa số các ngân hàng nước ngồi có Chi nhánh tại Việt nam này đã và đang tham gia bảo hiểm tiền gửi ở chính quốc. Việc pháp luật quy định các chi nhánh ngân hàng nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHTG đối với họ là cần thiết và điều này hồn tồn là hợp lý và phù hợp với thơng lệ quốc tế vì:
- Hoạt động của các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong chừng mực nhất định có phát sinh rủi ro nên cần có sự kiểm tra và giám sát của BHTGVN, một kênh đảm bảo hoạt động an toàn đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam, trong đó có cả các Chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam là thành viên;
- Tiện ích của môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng an tồn ở Việt Nam do BHTGVN đem lại, thì chi nhánh Ngân hàng nước ngồi cũng là chủ thể hoạt động kinh doanh hưởng thụ các tiện ích đó nên phải có sự tham gia, đóng góp nghĩa vụ để duy trì và phát triển nó.
Việc pháp luật quy định về sự bắt buộc tham gia bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt nam khi mà phần lớn các TCTD đang hoạt động tại Việt Nam chưa có bề dầy về thời gian cũng như chưa có khả năng tài chính vững mạng, đồng thời quy định này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế
Các tổ chức trên nếu hội đủ điều kiện khi đăng ký tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ được BHTGVN cấp chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trong quá trình tham gia bảo hiểm tiền gửi phải thực hiện đầy đủ các quy định về đóng phí bảo hiểm tiền gửi, đồng thời chịu sự giám sát, kiểm tra của BHTGVN trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi và các quy định về an tồn trong hoạt động Ngân hàng; nếu có nguy cơ
mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức đặt trong tình trạng kiểm sốt đặc biệt thì có thể được BHTGVN hỗ trợ về vốn dưới hình thức cho vay hỗ trợ, bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt, được mua lại nợ trong trường hợp khoản nợ đó có tài sản bảo đảm; nếu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động và tổ chức đó mất khả năng thanh tốn nợ đến hạn thì tổ chức đó sẽ được BHTGVN chi trả tiền bảo hiểm cho những người gửi tiền tại tổ chức đó theo nguyên tắc tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 30 triệu đồng Việt Nam.
Về việc xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì pháp luật hiện hành chỉ quy định chế tài áp dụng đối với trường hợp các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm về thời hạn đóng phí sẽ bị BHTGVN ra quyết định chấm dứt bảo hiểm tiền gửi và BHTGVN đề nghị Ngân hàng Nhà nước ra quyết định ngừng huy động tiền gửi cá nhân của tổ chức đó. Cịn đối với các vi phạm pháp luật khác, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi không đề cập đến chế tài áp dụng, chẳng hạn trường hợp các tổ chức thuộc đối tượng pháp luật quy định bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tiền gửi nhưng tổ chức này lại không tham gia bảo hiểm tiền gửi thì sẽ xử lý như thế nào. Do đó, nếu trên thực tế có xảy ra các vi phạm này thì BHTGVN và các cơ quan chức năng khác khơng có cơ sở pháp lý để xử phạt các tổ chức vi phạm. Đây là một vấn đề mà pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi đã khơng quy định đầy đủ, do đó yêu cầu đặt ra cho pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn tới cần được sửa đổi, bổ sung cho đầy đủ.
Mặc dù, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đã ra đời được một thời gian. Song, bảo hiểm tiền gửi là hoạt động rất mới đối với Việt Nam, vì vậy pháp luật về bảo hiểm tiền gửi khơng tránh khỏi các hạn chế, bất cập. Nguyên nhân
dẫn đến tình trạng này là do khi xây dựng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi các nhà làm luật đã khơng lường trước được hết các tình huống có thể xảy ra trên thực tiễn, do dó sau một thời gian áp dụng pháp luật bảo hiểm tiền gửi đã có những u cầu địi hỏi pháp luật cần phải được hồn thiện hơn cho phù hợp.