Vị trí pháp lý của BHTGVN và mối quan hệ giữa BHTGVN với các cơ quan quản lý Nhà nước khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 40 - 43)

với các cơ quan quản lý Nhà nước khác

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) là chủ thể nhận bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam và là một tổ chức tài chính Nhà nước được thành lập theo Quyết định 218/1999/QĐ-TTg ngày 9/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ. BHTGVN có tên giao dịch quốc tế là Deposit Insuarance of Vietnam (viết tắt là DIV).

BHTGVN có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ do nhà nước cấp là 1000 tỷ đồng Việt Nam và được bổ sung từ nguồn thu phí hàng năm. Với việc quy định như vậy, cơ quan BHTGVN sẽ độc lập về tài chính và được tự chủ trong q trình hoạt động.

Theo các quy định pháp luật, thì đây là một tổ chức do Nhà nước thành lập và cấp vốn, tổ chức BHTGVN hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Chính vì, BHTGVN hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, nên BHTGVN được miễn các loại thuế theo quy định pháp luật, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; có bảng cân đối tài khoản và được lập các quỹ phù hợp với quy định pháp luật.

a. Quan hệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với BHTGVN

Theo quy định tại Điều 7 Quyết định 218/1999/QĐ-TTG ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị BHTGVN và có thẩm quyền:

- Nhận các loại báo cáo định kỳ và đột xuất, bao gồm cả báo cáo kiểm soát của Ban kiểm soát, Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trong trường hợp phát hiện những sai phạm trong báo cáo, không đồng ý với nội dung Nghị quyết của Hội đồng quản trị thì trực tiếp làm việc với Hội đồng quản trị xem xét để thống nhất xử lý hoặc điều chỉnh lại nội dung Nghị quyết, trường hợp các sai phạm trong hoạt động và nội dung Nghị quyết của Hội đồng quản trị trái với Nghị định của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và các văn bản khác thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Tại điều 26 Điều lệ của BHTGVN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 75/2000/ QĐ-TTg ngày 28/6/2000 quy định thì BHTGVN chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong việc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi. Bên cạnh đó, BHTGVN cịn phải chấp hành chế độ thông tin báo cáo về các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong một số lĩnh vực như: giám sát và kiểm tra các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; áp dụng các biện pháp xử lý đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

b. Quan hệ giữa Bộ Tài chính và BHTGVN

The quy định tại điều 25 Quyết định số 75/2000/ QĐ-TTg ngày 28/6/2000 thì Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính đối với BHTGVN, có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện và kiểm tra hoạt động thu chi tài chính, các chế độ tài chính, kế tốn và tổ chức bộ máy hạch tốn, kế tốn của BHTGVN.

Bên cạnh đó, BHTGVN cịn chịu sự quản lý của Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan được Chính phủ giao thực hiện một số chức năng chủ yếu của chủ sở hữu trong các lĩnh vực: xác định nguồn vốn và các nguồn lực khác mà Nhà nước giao cho BHTGVN quản lý, sử dụng; kiểm tra việc sử dụng có hiệu

quả, phát triển vốn và các nguồn lực khác được giao trong quá trình hoạt động; thanh tra, kiểm tra nội dung báo cáo kết quả hoạt động tài chính và quyết tốn hàng năm.

Với các quy định về vị trí pháp lý của BHTGVN và mối quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước khác, chúng tơi có một số nhận xét sau:

- Việc thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi thuộc sở hữu Nhà nước là phù hợp với điều kiện của Việt nam hiện nay. Trong điều kiện của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa thực sự lớn mạnh và còn nhiều rủi ro, vai trò của Hiệp hội ngân hàng chưa thực sự đủ mạnh đứng ra liên kết với các nhà ngân hàng để lập ra cơ chế tự bảo vệ, lòng tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng chưa cao thì Nhà nước phải đứng ra thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi của Nhà nước để chi trả cho người dân là mơ hình hợp lý.

- Pháp luật quy định BHTGVN là một tổ chức tài chính Nhà nước và có mối quan hệ với một số cơ quan quản lý Nhà nước khác nhưng lại chưa quy định rõ ràng về cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý và kiểm soát BHTGVN. Chẳng hạn, pháp luật quy định BHTGVN chịu sự quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước trong việc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi và Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị BHTGVN và có một số thẩm quyền khác, tuy nhiên pháp luật lại không quy định rõ cơ chế quyền của Ngân hàng Nhà nước đối với BHTGVN trong các trường hợp BHTGVN có vi phạm pháp luật. Chính điều này đã hạn chế tính khả thi của các quy định trao quyền và dễ dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm hoặc tùy tiện trong việc thực hiện nhiệm vụ.

- Pháp luật hiện hành không xác định được BHTGVN thuộc mơ hình tổ chức gì, là doanh nghiệp Nhà nước tham gia hoạt động cơng ích khơng vì mục tiêu lợi nhuận hay là một tổ chức trực thuộc Chính phủ làm chức năng chính sách xã hội. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, xét về tính chất hoạt

động thì BHTGVN là một tổ chức hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà vì các mục tiêu xã hội do Nhà nước đề ra, xét về cơ cấu tổ chức thì BHTGVN được quản trị điều hành bởi Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc, chính những quy định này cho thấy BHTGVN được quy định như một doanh nghiệp Nhà nước tham gia hoạt động cơng ích (hạch tốn độc lập, có vốn điều lệ, có tài sản riêng, có bảng cân đối...). Điều này dẫn đến việc khó xác định luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động cho BHTGVN, BHTGVN bị điều chỉnh theo Luật tổ chức Chính phủ và Nghị định 89/1999/NĐ- CP hay theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng.

Như vậy, thực trạng pháp luật về vị trí pháp lý của BHTGVN là chưa rõ ràng, chưa xác định được cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý BHTGVN cũng như khơng xác định được loại hình tổ chức của BHTGVN và Luật điều chỉnh hoạt động của BHTGVN. Do đó, các nội dung này cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)