Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 ở trường THPT huyện yên phong tỉnh bắc ninh​ (Trang 35 - 38)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho

huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh

1.1.4.1. Vai trò

Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin kiến thức khơng cịn là tài sản riêng của trường học, HS có thể tiếp nhận thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là phải đổi mới cách dạy và cách học. Xu hướng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học để phát triển năng lực chủ chốt và năng lực chuyên biệt đang là mục tiêu của nền giáo dục hiện đại nhằm đào tạo những con người phát triển toàn diện trước yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong các năng lực cốt lõi nói chung và năng lực chun biệt nói riêng thì việc phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS có vai trị đặc biệt quan trọng không chỉ đối với học tập Lịch sử mà cịn vơ cùng cần thiết trong cuộc sống.

Việc phát triển năng lực VDKT góp phần thực hiện đường lối đổi mới giáo dục hiện nay của Đảng, đặc biệt là việc đổi mới PPDH theo hướng: dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của HS, bồi dưỡng năng lực tư duy, VDKT, giải quyết vấn đề….Một trong những yêu cầu của dạy và học tích cực là khuyến khích người học tự lực khám phá những điều chưa biết trên

cơ sở những điều đã biết. Giáo dục, dạy học bám sát các vấn đề của thực tiễn, áp dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn thay cho việc nhồi nhét thơng tin, là q trình giúp HS nhận thức, thông hiểu và VDKT vào cuộc sống thực tế. Điều này sẽ làm cho HS hiểu, tự lý giải mình cần phải học những gì? và vì sao phải học chúng? Với đặc trưng của DHLS và đặc trưng của kiến thức lịch sử thì vấn đề phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS đóng vai trị khơng thể thiếu để tìm ra mối liên hệ trước sau, trong ngoài của các sự kiện, hiện tượng, biến cố từ đó thấy được nguồn gốc, bản chất, tác động qua lại giữa các sự kiện, hiện tượng. Trong đó, các hoạt động học tập được tổ chức, được định hướng bởi GV người học không thụ động, chờ đợi mà phải tự lực, tích cực tham gia vào q trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, VDKT để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó các em lĩnh hội nội dung học tập và phát triển được năng lực sáng tạo.

Việc phát triển năng lực VDKT cịn có vai trị quan trọng trong việc góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục - đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế, địi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng, năng động, sáng tạo. Yêu cầu đối với người lao động không chỉ đơn thuần là kiến thức mà còn là năng lực giải quyết các vấn đề, năng lực VDKT. Chính vì vậy, chúng ta phải khơng ngừng đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

1.1.4.2. Ý nghĩa

Môn Lịch sử ở trường THPT nhằm trang bị cho HS hệ thống kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành thế giới quan khoa học, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động…và năng lực VDKT. Việc phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLScó ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với HS trên cả ba mặt bồi dưỡng kiến thức, phát triển kỹ năng và hình thành tư tưởng, tình cảm, thái độ tốt đẹp.

*Về bồi dưỡng kiến thức

Phát triển năng lực VDKTcho HS trong DHLS Việt Nam (1954 - 1975)giúp HS mở rộng, củng cố, khắc sâu kiến thức lịch sử quan trọng của dân tộc. Qua đó các em hiểu được quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, những chuyển biển của các mặt của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục…thấy được quy luật tất yếu trong tiến trình đi lên của lồi người. Đồng thời giúp các em có thể giải thích, liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó làm giàu thêm vốn tri thức, hình thành thế giới quan cho HS.

*Về kỹ năng

Phát triển năng lực VDKTcho HS trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1954

- 1975)giúp các em hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết trong học tập

bộ môn như kỹ năng ghi nhớ, hình dung, tưởng tượng, tái hiện; phát triển kỹ năng tư duy logic (so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá, phản biện,…) đặc biệt nhất là kỹ năng VDKT, phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (điều tra, thu thập, xử lý thông tin, nêu dự kiến giải quyết vấn đề, lựa chọn giải pháp phù hợp nhất…) và thực tiễn cuộc sống hiện nay. Hình thành các năng lực: năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp…

*Về thái độ

Phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS Việt Nam (1954 - 1975)góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội; lòng tự hào dân tộc, lịng tơn vinh và trọng những người có cơng với đất nước; có thái độ tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập; có niềm tin về sự tiến bộ; có tinh thần nhân ái; có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội; có ý chí vượt khó vươn lên, khắc phục và giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.

Như vậy, phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS có vai trị và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu bộ mơn và góp phần nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông. Đặc biệt, phát triển năng lực

VDKT cho HS trong DHLS còn thực hiên việc đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá theo xu hướng phát triển năng lực người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 ở trường THPT huyện yên phong tỉnh bắc ninh​ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)