Nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam (195 4 1975)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 ở trường THPT huyện yên phong tỉnh bắc ninh​ (Trang 47 - 56)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam (195 4-

2.1.3. Nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam (195 4 1975)

* Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam (1954 - 1965)

Thứ nhất: Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ ne

vơ năm 1954 về Đông Dương: nét nổi bật là tình trạng đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Có tình trạng đó la do âm mưu và hành động vi phạm Hiệp định của thực dân Pháp, sau đó là Mĩ và chính quyền Sài Gịn. Nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng Việt Nam lúc này là vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, vừa tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà. Nét độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam 1954 - 1975 là một Đảng lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước là kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, thống nhất nước nhà.

Thứ hai: Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất (1954 - 1957): 1954 -

đã đem 81 vạn héc ta ruộng đất, 10 vạn trâu bị, 1,8 triệu nơng cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân. Sau cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi, khối liên minh cơng nông được củng cố. Tuy nhiên, chúng ta cụng phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng và kéo dài trong việc thực hiện cải cách ruộng đất. Đảng đã họp để kiểm điểm và kiên quyết sửa chữa những sai lầm này. Vì vậy, ý nghĩa thắng lợi của cải cách ruộng đất vẫn hết sức to lớn.

Thứ ba: Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960): Trong những năm 1957 -

1959, Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng. Cách mạng miền Nam gặp vơ vàn khó khăn, tổn thất. Tại hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1 - 1959) đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm. Với nghị quyết này đã bùng lên một cao trào “Đồng khởi”, tiêu biểu là ở tỉnh Bến Tre, rồi lan rộng ra khắp Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Thắng lợi của “Đồng khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam - một sự kiện quan trọng của cách mạng miền Nam. “Đồng khởi” có một ý nghĩa lớn lao: giáng một đòn nặng nề vào chế độ Mĩ - Diệm, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công liên tục, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên làm chiến tranh cách mạng và giai đoạn ổn định của kẻ thù đã chấm dứt, giai đoạn khủng hoảng triền miên bắt đầu.

Thứ tư: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960): từ ngày

5 đến 10 - 9 - 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã họp tại Hà Nội. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền; nêu rõ vị trí, vai trị và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. Nghị quyết của Đại hội đã soi sáng những vấn đề chủ yếu của cách mạng Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc, hướng dẫn và thúc đẩy nhân dân hai miền hăng hái đấu tranh giành thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Đại hội là nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng, toàn dân xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà.

Thứ năm: Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965):

Bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, miền Bắc chuyển sang lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm và đạt nhiều thành tựu. Về công nghiệp, được ưu tiên xây dựng. Giá trị sản lượng ngành công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960.Trong nông nghiệp, thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao, nhiều hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc/ha…Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển, góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới, cải thiện đời sống nhân dân. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sát, đường sông, đường hàng không được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn. Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh. Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được đầu tư phát triển. Miền Bắc còn làm nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, miền Bắc gặp khơng ít khó khăn do sai lầm về chủ trương phát triển chủ yếu thành phần kinh tế quốc doanh và hợp tác xã, hạn chế phát triển các thành phần kinh tế khác; chủ trương ưu tiên phát triển cơng nghiệp nặng, hiện đại hóa nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết.

Thứ sáu: Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

của đế quốc Mĩ (1961 - 1965): Sau thất bại của phong trào “Đồng khởi”, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, nằm trong chiến lược tồn cầu “phản ứng linh hoạt”. Đây là hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của Mĩ trong “Chiến

tranh đặc biệt” là “dùng người Việt trị người Việt”. Mĩ đưa ra “Kế hoạch Xtalây - Taylo” bình định miền Nam trong vịng 18 tháng. Mĩ tăng nhanh viện trợ quân

sự, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, dồn dân lập “ấp chiến lược”. Quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng

cách mạng, phá hoại miền Bắc. Để chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, quân và dân ta ở miền Nam đã đẩy mạnh đấu tranh, phát triển các cuộc khởi nghĩa quần chúng lên chiến tranh cách mạng, kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh nhân dân. Với việc nổi dậy của quần chúng, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang cách mạng, quân dân miền Nam đã phá tan từng mảng “ấp chiến lược” - xương sống của “Chiến tranh đặc biệt”. Bằng đấu tranh quân sự, có sự phối hợp của đấu tranh chính trị và cơng tác binh vận, qn dân miền Nam đã làm tan rã từng mảng qn đội Sài Gịn - cơng cụ của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với những chiến thắng tiêu biểu như trận Ấp Bắc (1 - 1963), Bình Giã (đơng - xn 1964 - 1965), làm phá sản cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Đấu tranh chính trị ở đơ thị, nhất là các đơ thị lớn (Sài Gịn, Huế, Đà Nẵng) được mở đầu bằng đấu tranh của tăng ni, Phật tử, học sinh, sinh viên…làm cho đô thị - hậu cứ của địch trong “Chiến tranh đặc biệt” rối loạn, góp phần cùng với thắng lợi quân sự làm lung lay chế độ Ngơ Đình Diệm, làm phá sản cơ bản chiến lược “Chiến

tranh đặc biệt” của Mĩ.

* Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)

Thứ nhất: Chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của đế quốc

Mĩ ở miền Nam (1965 - 1968): Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh Mĩ và quân đội Sài Gịn, trong đó qn Mĩ đóng vai trị chủ chốt. Âm mưu của Mĩ là cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán đánh nhỏ hoặc rút về biên giới. Vì vậy, Mĩ cho quân mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi); tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966 và 1966 - 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất

thánh Việt Cộng”. “Chiến tranh cục bộ” có quy mơ mở rộng ra cả miền Bắc, có

tính chất ác liệt và hết sức gian khổ. Những nhờ có đường lối kháng chiến đúng, quyết tâm chống Mĩ cao, quân dân ta đã vượt qua khó khăn to lớn, giành thắng lợi. Trên mặt trận quân sự, quân dân ta liên tiếp giành thắng lợi, mở đầu là chiến thắng Vạn Tường (8 - 1965); tiếp đó là thắng lợi trong việc đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (đông - xuân 1965 - 1966 và đông - xuân 1966 - 1967) của địch, đỉnh cao là thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). Cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy Xn Mậu Thân có ý nghĩa hết sức to lớn. Nó đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ

hóa” chiến tranh xâm lược, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận

đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Trên mặt trận chống “bình định”, đấu tranh chính trị, quân dân ta tiếp tục giành thắng lợi, phá tan từng mảng “ấp chiến lược”, làm tăng tình trạng khủng hoảng của chính quyền Sài Gịn.

Thứ hai: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất

của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương (1965 - 1968): Mĩ dựng lên “Sự kiện vịnh

Bắc Bộ” (8 - 1964), sau đó lấy cớ “trả đũa” qn giải phóng tiến cơng qn Mĩ

ở Plâycu (2 - 1965), chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Mục tiêu của cuộc chiến tranh này là nhằm phá hoại hâu phương lớn của miền Nam, hỗ trợ cho việc thực hiện những mục tiêu của cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam. Mĩ âm mưu phá tiềm lực kinh tế, quốc phịng, phá cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam; uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho miền Bắc là vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương. Miền Bắc đã làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với miền Nam: Từ năm 1959, tuyến đường chiến lược Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu được khai thông; trong 4 năm (1965 - 1968), miền Bắc đã đưa hơn

30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục vạn tấn vũ khí, lương thực, thuốc men…vào chiến trường miền Nam.

Thứ ba: Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đơng Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 - 1973): Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” dưới thời Tổng thống Níchxơn được thực hiện ở miền Nam từ đầu năm

1969 thay thế cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đã phá sản. Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, khơng qn, hậu cần của Mĩ và vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy. Để hỗ trợ chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam, Mĩ mở rộng xâm lược Campuchia, thực hiện chiến lược “Khơme hóa chiến tranh” năm 1970, tăng cường xâm lược Lào, thực hiện chiến lược “Lào hóa chiến tranh” năm 1971; mở rộng chiến tranh băng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc (lần thứ hai) từ ngày 6 - 4 - 1972. Như vậy, với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ mở rộng ra tồn Đơng Dương, thực hiện “Đơng

Dương hóa chiến tranh”, thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đơng Dương”. Cùng với “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ đẩy mạnh hoạt động

ngoại giao chia rẽ các lực lượng cách mạng, cô lập cách mạng Việt Nam với cách mạng các nước trên thế giới.

Thứ tư: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972: Cuộc tiến công chiến lược

năm 1972, mở đầu là tiến công Quảng Trị (30 - 3 - 1972), rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam. Đến cuối tháng 6 - 1972, quân và dân miền Nam đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đơng Nam Bộ, loại khỏi vịng chiến đấu hơn 20 vạn qn Sài Gịn, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn. Cuộc tiến cơng đã giáng địn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai trên miền Bắc.

Thứ năm: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai

của Mĩ vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương: Cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai của Mĩ chính thức bắt đầu từ

ngày 16 - 4 - 1972. Đỉnh điểm là cuộc tập kích bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng bắt đầu từ chiều tối 18 đến hết ngày 29 - 12 - 1972 nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc Việt Nam phải kí một hiệp định có lợi cho Mĩ. Qn dân miền Bắc đã chiến đấu anh dũng, đập tan cuộc tập kích của chúng, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên khơng”: bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 B52, bắt sống 43 phi cơng Mĩ. “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15 - 1 - 1973) và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973). Trong lúc này, miền Bắc vẫn tiếp tục đẩy mạnh sản xuất và làm tròn nghĩa vụ hậu phương. Miền Bắc vẫn đảm bảo nhận hàng viện trợ từ bên ngoài, chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam và cho cả chiến trường Lào và Campuchia. Trong 3 năm (1969 - 1971), hàng chục vạn thanh niên miền Bắc được gọi nhập ngũ, có 60% số đó lên đường bổ sung cho các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia; khối lượng vật chất đưa vào chiến trường tăng gấp 1,6 lần so với 3 năm trước đó. Năm 1972, miền Bắc đã động viên hơn 22 vạn thanh niên bổ sung cho lực lượng vũ trang và đưa vào chiến trường nhiều đơn vị bộ đội được huấn luyện và trang bị đầy đủ, cùng với khối lượng vật chất tăng gấp 1,7 lần so với năm 1971.

Thứ sáu: Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình

ở Việt Nam: Quân dân hai miền Bắc - Nam giành được nhiều thắng lợi trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao…đặc biệt là trận “Điên Biên Phủ trên

khơng”, buộc Mĩ chấp nhận kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa

bình ở Việt Nam (ngày 27 - 1 - 1973). Nội dung cơ bản của Hiệp định là: Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam; Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, cam kết khơng dính líu qn sự hoặc can thiệp vào cơng việc nội bộ của miền Nam Việt Nam; Nhân dân miền Nam Việt Nam tự

quyết định tương lai chính trị thơng qua tổng tuyển cử tự do, khơng có sự can thiệp của nước ngoài; Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hịa bình trung lập và chính quyền Sài Gịn). Hiệp định Pari là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 ở trường THPT huyện yên phong tỉnh bắc ninh​ (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)